Người dùng sắp nói “Bing đi” thay vì “Google đi”?

16:00 | 30/06/2023

468 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lâu nay, khi nói về việc tìm thông tin trên internet, người dùng thường nói “Google đi”, nhưng Microsoft đang có những nỗ lực đáng kể để thay đổi “khẩu hiệu” này.
Người dùng sắp nói “Bing đi” thay vì “Google đi”?

Khoảng 20 năm nay, khi nói về việc tìm kiếm thông tin trên internet, người dùng thường nói rất ngắn gọn “google đi”. Điều này cho thấy sức mạnh gần như tuyệt đối của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet. Mạnh đến mức tên của công ty đã biến thành một động từ thường ngày.

“Google” được sử dụng như một động từ bắt đầu từ năm 1998, khi người đồng sáng lập Larry Page viết trong một email với nội dung “Chúc các bạn vui vẻ và tiếp tục Google (tìm kiếm trên Google). Tuy nhiên, mãi đến 4 năm sau, “Google” mới trở nên phổ biến được sử dụng trên truyền hình và Hiệp hội Phương ngữ của Mỹ công nhận “Google” là “từ của năm”.

Nhưng gần đây, Microsoft đang nỗ lực muốn thay đổi khẩu hiệu “google đi” này, hay ít nhất là cũng muốn biến “bing đi” thành một khẩu hiệu có sức mạnh tương tự. Đặc biệt là sau khi công cụ tìm kiếm Bing của ông lớn này tích hợp ChatGPT vào.

Kết quả nghiên cứu của Datos - nhà cung cấp dữ liệu luồng nhấp chuột toàn cầu - cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 10.2022 đến tháng 3.2023) lượng truy cập vào trang Bing.com đã tăng 32%. Theo đó, số lượt tìm kiếm trên Bing trong giai đoạn này cũng tăng hơn gấp đôi (tương đương mức 122%). Con số này thực sự ấn tượng khi có sự xuất hiện của “công cụ tìm kiếm mới - new Bing” làm tăng hơn 1,2 triệu lượt đăng kí mới chỉ trong vòng 2 tháng (tháng 2 và tháng 3/2023).

“New Bing” do AI thực hiện, hứa hẹn mang lại những câu trả lời đầy đủ và những cuộc trò chuyện thú vị đầy sáng tạo. Tính năng này kỳ vọng sẽ khiến người ta dễ quên đi sự tồn tại của Google vì chỉ cần vào Bing và “hỏi một cách như đời thường” là có kết quả, thuận tiện hơn nhiều so với việc gõ từ khóa tìm kiếm trên Google.

Cũng từ đó, ngày càng có nhiều trang web sử dụng Bing để cung cấp dữ liệu cho các sản phẩm hoặc kết quả liên quan đến tìm kiếm của riêng họ.

Lần đầu tiên sau một thời gian dài, Bing đang khiến mọi người phải suy nghĩ lại về Google và nhìn nhận một cách tổng quát hơn mô hình thống trị và cách mọi người điều hướng trên Internet.

Microsoft cũng rất tích cực tìm cách để tích hợp công cụ tìm kiếm Bing ở càng nhiều nơi càng tốt, nhằm thúc đẩy số lượng lượt tìm kiếm và tạo cơ hội để kinh doanh quảng cáo. Họ cũng đẩy mạnh quảng bá Bing bằng việc mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm khác để nhiều người dùng biết đến. Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo của Bing hiện vẫn bị lấn át bởi các gã khổng lồ Google và Facebook.

Mặc dù có sự gia tăng gần đây về mặt thị phần toàn cầu và doanh thu quảng cáo, nhưng Bing vẫn thua xa Google về phạm vi tiếp cận. Khối lượng tìm kiếm và doanh thu toàn cầu của Google vẫn đang gấp khoảng 10 lần so với Bing.

Mọi thương hiệu đều khao khát trở nên phổ biến, tuy nhiên Bing khó có thể thay thế “Google” như một động từ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, đối với các nhà tiếp thị, đây lại là dấu hiệu cho thấy “Bing” từ vị trí là một thương hiệu, đã dần dần trở thành một hoạt động, tương tự như “Google”.

Rõ ràng, một thương hiệu khó có thể trở thành “động từ” chỉ sau một đêm. Trước khi trở thành động từ, thương hiệu đó phải phù hợp với nhiều người và trở thành xu hướng thống trị, cũng như là chủ đề của các cuộc trò chuyện. Bing còn lâu mới thống trị, nhưng trí tuệ nhân tạo AI đang thổi luồng sinh khí mới vào Bing, cũng như toàn bộ hệ sinh thái của Microsoft.

Bing giờ đây không còn là một gã “tí hon” trong mảng kinh doanh quảng cáo tìm kiếm nữa, thay vào đó Bing hoàn toàn có đủ sức để đứng bên cạnh gã khổng lồ Google. Tất nhiên đó là một chặng đường dài, nhưng nếu như Microsoft có thể đưa Bing trở lại, không lý gì gã khổng lồ này không thể đưa Bing lên đỉnh cao mới.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Apple phát triển công cụ tìm kiếm riêng để tránh gặp rắc rối với GoogleApple phát triển công cụ tìm kiếm riêng để tránh gặp rắc rối với Google
Cuộc chiến tìm kiếm: Microsoft thách thức GoogleCuộc chiến tìm kiếm: Microsoft thách thức Google