Người đứng đầu “nhà mạng” sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để tồn tại sim rác
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ TT&TT cho biết, tính đến ngày 10/9/2019, các nhà mạng đã khóa 2 chiều hơn 2,1 triệu sim trong tổng số hơn 9 triệu sim khóa 1 chiều thuộc tập sim có dấu hiệu kích hoạt sẵn trên kênh phân phối. Số sim còn lại bao gồm các trường hợp khách hàng đã đến cập nhật lại thông tin, hoặc bị hủy do quá thời hạn sử dụng gói cước.
![]() |
Người đứng đầu “nhà mạng” sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để tồn tại sim rác |
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ TT&TT cũng thừa nhận, hiện nay, sim rác vẫn được bày bán công khai, người dân không cần giấy tờ tùy thân vẫn có thể mua để sử dụng một cách dễ dàng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh.
Và thậm chí một người, một tổ chức, doanh nghiệp có thể đăng ký thông tin cho hàng ngàn, hàng chục ngàn, thậm chí vài chục ngàn sim thuê bao điện thoại di động. Nhưng thực tế không rõ các sim này đang ở đâu, do ai đang sở hữu sử dụng.
Để ngăn chặn tình trạng mua bán, sử dụng và phát tán sim rác, tin nhắn rác, Bộ TT&TT sử dụng nhiều biện pháp “rắn”. Trước hết là ban hành văn bản chấn chỉnh các doanh nghiệp trên tinh thần người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu còn tồn tại sim rác. Cùng với đó, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận dạng hình ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ gia tăng tính chính xác trong việc đăng ký thông tin thuê bao.
Tăng cường tính pháp lý cho việc phòng, chống tin nhắn rác, thư rác, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ TT&TT xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Dự kiến, dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm 2019.
Đầu tháng 9/2019, Viettel, VNPT, MobiFone là 3 doanh nghiệp đã chính thức áp dụng ứng dụng AI trong việc đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
Bộ TT&TT cũng đã hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các tiêu chí ngăn chặn các kênh phân phối sử dụng thông tin không chính danh để đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn sim thuê bao; áp dụng các tiêu chí sàng lọc, phát hiện các sim có dấu hiệu nghi vấn kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, tiến hành các biện pháp xử lý, thu hồi.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cơ quan Bộ đã có cơ chế mới để quản lý sim rác. Theo đó, Bộ sẽ gắn trách nhiệm trong việc xử lý sim rác với Chủ tịch và Tổng giám đốc các nhà mạng. Đến lần vi phạm thứ 3, Bộ sẽ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp xử lý hành chính đối với lãnh đạo các nhà mạng.
Bộ TT&TT cũng đề ra cơ chế, nếu nhà mạng nào không xử lý được sim rác, sẽ không cấp phép dịch vụ mới cho nhà mạng đó, đặc biệt là với dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money).
Nguyễn Anh
-
Tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng
-
50 sản phẩm đạt giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam"
-
Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia
-
Smartphone - Kênh lan tỏa, tuyên truyền phổ biến pháp luật hiệu quả trong thời đại số
-
Hà Nội: Thanh tra 75 đơn vị nợ đóng bảo hiểm xã hội
-
Ra mắt nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp akaBot
- Bảy tàu chở dầu tới Syria bị chặn ở Biển Đỏ
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay - 19/1
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
- Tạo chuyển biến căn bản trong phòng, chống tội phạm, buôn lậu và hàng giả
- Người thừa kế tập đoàn Samsung bị kết án 30 tháng tù
- Không chủ quan với rét đậm, rét hại và sạt lở bờ biển
-
Kênh xem trực tiếp Nam Định vs Hà Nội FC, vòng 1 V-League 2021
-
Các tập đoàn, tổng công ty phải trở thành những quả đấm lớn của kinh tế Nhà nước
-
Dưới sức ép mạnh mẽ của lệnh trừng phạt, chưa đầy 3 tuần 3 công ty đã rút khỏi Nord Stream 2
-
Link xem trực tiếp Atletico Madrid vs Sevilla (La Liga), 3h30 ngày 13/1
-
Link xem trực tiếp Nam Định vs Hà Nội FC (V-League 2021), 18h ngày 15/1