Ngành da giày nhiều tín hiệu vui những tháng cuối năm

17:39 | 06/11/2019

270 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngành da giày tăng trưởng ổn định và có nhiều tín hiệu tốt những tháng cuối năm 2019. Dự báo, năm nay, sản xuất toàn ngành sẽ tăng trên 10% so với năm 2018, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 21,5 tỷ USD.
nganh da giay nhieu tin hieu vui nhung thang cuoi namViệt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về lượng giày dép xuất khẩu
nganh da giay nhieu tin hieu vui nhung thang cuoi namDoanh nghiệp FDI vẫn nắm “phần hồn” của ngành xuất khẩu da giày Việt Nam
nganh da giay nhieu tin hieu vui nhung thang cuoi namNgành Da giày trông chờ gì từ TPP?

10 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất giày dép da ước đạt 246,4 triệu đôi, xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 14,6 tỷ USD, lần lượt tăng 8,6% và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

nganh da giay nhieu tin hieu vui nhung thang cuoi nam
Ngành da giày nhiều tín hiệu vui những tháng cuối năm

Dự báo, sản xuất toàn ngành da giày năm nay sẽ tăng trên 10% so với năm 2018, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 21,5 tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam được các chuyên gia đánh giá, tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống.

Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam.

Đáng chú ý, việc ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam để chờ cơ hội từ một số FTA trên.

Nguyễn Bách