Nga tìm đường mới cho Dòng chảy Phương Bắc 2
![]() |
Đạo luật mới có hiệu lực vào tháng 1/2018 cho phép chính phủ Đan Mạch từ chối bất kỳ đường ống dẫn dầu nào đi qua vùng lãnh hải của đất nước này nếu dự án đó làm hại tới chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Đan Mạch.
Do Gazprom của Nga dẫn đầu, tổ hợp các nhà thầu Nord Stream 2 cho biết trong một tuyên bố rằng luật mới trao cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch quyền chấp nhận hoặc từ chối với các dự án đường ống dẫn dầu và các dự án cơ sở hạ tầng khác đi ngang lãnh thổ nước này.
Do từ tháng 1/2018 đến nay, phía Đan Mạch không trả lời bất cứ yêu cầu nào của tổ hợp các nhà thầu Nord Stream 2 nên "ban quản lý Nord Stream 2 quyết định tìm kiếm các tuyến đường thay thế ngoài vùng lãnh thổ của Đan Mạch", tuyên bố nhấn mạnh.
Theo dự kiến ban đầu, Nord Stream 2 đi qua phía nam đảo Bornholm ở Biển Baltic trong vùng lãnh hải của Đan Mạch.
Theo tổ hợp các nhà thầu Nord Stream 2, con đường mới dài 175 km sẽ đi qua phía tây bắc đảo Bornholm, tránh vùng lãnh hải của Đan Mạch và có thể chỉ băng qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, Đan Mạch không có quyền phản đối đường đi mới của Nord Stream 2, vì tuyến đường mới cách xa vùng đất liền của quốc gia này.
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết rằng họ đang xử lý đơn yêu cầu mới của ban quản lý Nord Stream 2.
Gazprom có kế hoạch xây dựng đường ống Nord Stream 2 dài 1.200 km qua Biển Baltic đến bờ biển Đức gần Greifswald, nơi tuyến đường ống sẽ được kết nối với các mạng lưới phân phối châu Âu.
Việc xây dựng đường ống dẫn khí này đã gây ra sự bất đồng trong Liên minh châu Âu, Ba Lan và các nước Đông Âu khác sợ rằng đường ống này có thể là một công cụ để Nga tăng cường ảnh hưởng trong khu vực này.
Th.Long
AFP
-
Tối hậu thư từ châu Âu: Nga không ngừng bắn, Nord Stream 2 sẽ bị khai tử
-
Vì sao Đức không muốn mở lại đường ống Nord Stream 2?
-
Thỏa thuận hòa bình Ukraine, Nga-Mỹ bí mật bàn hợp tác khí đốt để "hồi sinh" Nord Stream? Điều gì xảy ra nếu tin đồn thành sự thật?
-
Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG
-
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
-
EVNNPT ký thỏa thuận hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với Ngân hàng VDB
-
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
EVNGENCO1: Giữ vững nhịp độ sản xuất, đầu tư xây dựng bám sát tiến độ