Nga kiếm được 93 tỷ euro từ xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày chiến tranh

14:24 | 14/06/2022

1,947 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nga đã kiếm được 93 tỷ euro doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến chống lại Ukraine, phần lớn trong số đó được chuyển đến Liên minh châu Âu (EU), báo cáo của một trung tâm nghiên cứu độc lập cho biết trong một công bố hôm thứ Hai.
Nga kiếm được 93 tỷ euro từ xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày chiến tranh

Công bố này của Trung tâm nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA), có trụ sở tại Phần Lan, được đưa ra trong bối cảnh Ukraine kêu gọi người phương Tây cắt đứt mọi hoạt động thương mại với Nga để ngừng tiếp sức cho chiến tranh.

EU gần đây đã quyết định cấm vận dần dần - trừ các trường hợp ngoại lệ - đối với việc nhập khẩu dầu từ Nga. Khí đốt của Nga hiện không liên quan đến lệnh cấm này.

Theo CREA, EU chiếm 61% nhập khẩu hóa thạch, tương đương khoảng 57 tỷ euro, trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến (từ ngày 24/2 đến 3/6). Các nhà nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc (12,6 tỷ euro), Đức (12,1 tỷ) và Ý (7,8 tỷ).

Doanh thu của Nga trước hết đến từ việc bán dầu thô (46 tỷ), tiếp theo là khí đốt được vận chuyển bằng đường ống dẫn khí (24 tỷ), sau đó là các sản phẩm dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cuối cùng là than đá.

Nguồn thu của Nga vẫn ổn định, ngay cả khi xuất khẩu năng lượng giảm trong tháng 5 và Nga buộc phải bán với giá chạm đáy trên thị trường quốc tế. Bất chấp sự giảm giá này, quốc gia này vẫn được hưởng lợi từ đà tăng giá năng lượng toàn cầu.

Trong khi một số quốc gia đã có những nỗ lực đáng kể để giảm nhập khẩu (Ba Lan, Phần Lan, các nước Baltic), thì ngược lại, một số quốc gia khác lại tăng cường mua của Nga: Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hay... Pháp, theo CREA.

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích của CREA nhấn mạnh: “Trong khi EU đang xem xét các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, Pháp đã tăng cường nhập khẩu để trở thành khách hàng mua LNG của Nga lớn nhất trên thế giới”.

Đây cũng là những giao dịch mua bằng tiền mặt và không theo hợp đồng dài hạn, có nghĩa là Pháp cố ý quyết định sử dụng năng lượng của Nga bất chấp các biện pháp của EU.

"Pháp phải gắn hành động của mình với lời nói của mình: nếu nước này thực sự ủng hộ Ukraine, nước này phải ngay lập tức đưa ra lệnh cấm vận đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga và nhanh chóng phát triển năng lượng sạch và các giải pháp tiết kiệm năng lượng", Myllyvirta nói.

"Pháo đài" chống trừng phạt của Nga đối phó ra sao trước áp lực phương Tây?
Nga có thể thu lợi nhuận Nga có thể thu lợi nhuận "khủng" từ năng lượng bất chấp lệnh trừng phạt
Ông Putin muốn chuyển hướng xuất khẩu năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu ÁÔng Putin muốn chuyển hướng xuất khẩu năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu Á

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc