Nga giữ nguyên điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine
![]() |
![]() |
![]() |
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Tass). |
Trong chương trình phát thanh hôm 4/9, khi được hỏi liệu Nga có điều gì muốn nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau những tuyên bố của ông về việc Kiev chưa sẵn sàng giải quyết xung đột một cách hòa bình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Tất nhiên là có, Nga muốn nói về việc các điều kiện của chúng tôi sẽ được (Ukraine) đáp ứng như thế nào".
Khi được hỏi liệu các điều kiện của Nga có giữ nguyên hay không, ông Peskov khẳng định: "Chắc chắn là như vậy".
"Chiến dịch quân sự vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, tất cả các mục tiêu sẽ đạt được", ông Peskov nói thêm.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutsky ngày 27/8 cho biết Moscow sẵn sàng thảo luận phương án đàm phán với Ukraine, nếu Kiev "sẵn sàng đầu hàng vô điều kiện, giảm lực lượng vũ trang, cũng như phi phát xít hóa hoàn toàn, tuyệt đối và vô điều kiện".
Trước đó, ông Slutsky khẳng định Nga sẵn sàng thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán với Ukraine nếu Kiev cũng sẵn sàng cho điều đó. Tuy nhiên, ông Slutsky cho biết, Nga nhận thấy Tổng thống Zelensky hiện không có ý định đối thoại.
Hồi tháng 5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, hòa đàm giữa Nga và Ukraine tiếp tục bế tắc. Ông cáo buộc Kiev liên tục thay đổi lập trường, đồng thời khẳng định Ukraine có thể chấm dứt xung đột bất cứ lúc nào bằng cách chấp nhận các điều kiện của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine hoài nghi tuyên bố của Moscow, cho rằng nếu Nga thực sự muốn chấm dứt chiến tranh, họ sẽ không tập hợp quân dự bị ở miền Nam Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, những tuyên bố của Nga về việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình chỉ là biện pháp "tung hỏa mù" nhằm kéo dài cuộc chiến. Ông Kuleba cho rằng Nga vẫn đang tập trung nguồn lực vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine mới đây tuyên bố, việc khôi phục hòa đàm với Nga chỉ có thể thực hiện nếu quân đội Nga rút khỏi "các vùng lãnh thổ chiếm đóng" của Ukraine. Ông cũng khẳng định, xung đột bắt đầu ở Crimea thì cũng sẽ kết thúc ở Crimea, ngầm ý rằng Kiev sẽ bằng mọi cách giành lại quyền kiểm soát bán đảo này từ Nga.
Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ cuối tháng 2 nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng. Xung đột đã bước sang tháng thứ 7 nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt, Nga tiếp tục tiến công ở miền Đông và nhắm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine, trong khi Ukraine bắt đầu chiến dịch phản công, đặc biệt ở miền Nam.
Nga tuyên bố chỉ chấm dứt chiến dịch quân sự khi Kiev đáp ứng các điều kiện mà Moscow đưa ra gồm cam kết trung lập vĩnh viễn, công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga, công nhận độc lập cho vùng Donbass - nơi có hai vùng lãnh thổ ly khai Donetsk và Lugansk. Trong khi đó, giới chức Ukraine nhiều lần khẳng định không bao giờ nhượng bộ lãnh thổ.
Theo Dân trí
-
Ông Medvedev gợi ý tên gọi mới cho Ukraine
-
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
-
Kinh tế Liên minh châu Âu năm 2022 và triển vọng năm 2023
-
Tình báo Mỹ dự đoán cục diện xung đột Nga - Ukraine năm 2023
-
Chuyên gia lý giải vì sao "vũ khí" mùa đông không giúp Nga tạo bước ngoặt
-
Thế khó của các thương hiệu khổng lồ tại thị trường Nga
- Tunisia mở màn cuộc chiến chống tham nhũng trong công ty dầu mỏ nhà nước
- Algeria mời chào các công ty năng lượng Mỹ
- Những đội trực thăng đặc biệt của Ukraine
- Sự ủng hộ quốc tế với Nga hiện giờ ra sao?
- Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
- Hai vấn đề tranh cãi "đốt nóng" quan hệ Mỹ - Trung
- Chiến lược mới về năng lượng mặt trời của Đức
- Mỹ quyết giải mật thông tin tình báo về nguồn gốc Covid-19
- Tổng hợp diễn biến tại Diễn đàn năng lượng toàn cầu CERAWeek, Mỹ
- Mỹ đăng ảnh siêu máy bay "bóng ma bầu trời" trị giá gần 700 triệu USD
- Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
- Nhân vật ít biết phía sau cuộc chiến năng lượng của Nga với phương Tây