Nga: Giới hạn giá dầu là một biện pháp phản thị trường
![]() |
"Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng việc đưa ra cái gọi là giá trần đối với dầu của Nga không chỉ là một cơ chế phi thị trường mà còn là một biện pháp phản thị trường", bà Zakharova nói tại một cuộc họp báo, đồng thời nhắc lại rằng Nga sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia sẽ tham gia cơ chế trần giá.
Bà Zakharova cho hay, những bất đồng đang diễn ra về mức trần giá thực tế trong EU đã phản ánh "sáng kiến khác xa so với thực tế kinh tế như thế nào".
Người phát ngôn này nói thêm: "Việc tạo ra một nhóm người mua nhất định sẽ tạo tiền lệ rất nguy hiểm trong thương mại toàn cầu".
Các quốc gia thành viên EU vẫn còn bất đồng về mức giá trần mà họ và G7 sẽ đặt ra đối với dầu của Nga nếu các công ty phương Tây tiếp tục cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải cho các chuyến hàng dầu của Nga.
Giá trần và lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu của Nga sẽ có hiệu lực chỉ sau vài ngày nữa.
Các báo cáo xuất hiện vào tuần trước cho rằng EU đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu của Nga ở mức từ 65 - 70 USD/thùng. Mức trần như vậy, nếu được chấp thuận, sẽ không làm giảm giá dầu thô hàng đầu của Nga hiện đang được giao dịch trên thị trường.
Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên. Một nhóm các nước EU, bao gồm các nước láng giềng của Nga là Ba Lan, Litva và Estonia, tin rằng mức trần giá đề xuất là quá cao và vẫn sẽ mang lại cho Nga một khoản thu lớn từ dầu mỏ.
Một nhóm khác chủ yếu là các thành viên phía Nam EU có ngành vận tải biển lớn như Hy Lạp, Malta và Síp lại nghĩ khác. Họ nhận thấy mức giới hạn 65 - 70 USD/thùng là quá thấp và yêu cầu bồi thường cho tổn thất có thể xảy ra trong giao dịch dầu mỏ của Nga đối với ngành vận tải biển của họ.
EU: Các quy định sẽ có hiệu lực trước khi giá dầu Nga bị giới hạn | |
EU không đạt được thỏa thuận về trần giá khí đốt |
Bình An
- Thấy gì từ thương vụ "thổi bay" 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse?
- Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
- Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
- Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
- Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- Vì sao IMF kêu gọi Libya hạn chế phụ thuộc vào dầu khí?
- Nga tiếp tục trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu khí
- Đức khởi công xây dựng các trạm LNG bất chấp sự phẫn nộ của giới môi trường
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/3: Giá dầu sẽ tăng lên 140 USD/thùng vào cuối năm nay
- California mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao
- Công ty Dầu mỏ Kuwait tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” sau sự cố tràn dầu
-
Thấy gì từ thương vụ "thổi bay" 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse?
-
Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
-
Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
-
Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc