Nằm trong vùng dịch Covid-19, Hà Nội vẫn thu ngân sách bằng cùng kỳ năm ngoái.

16:27 | 01/05/2020

327 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cục Thống kê Hà Nội cho biết, mặc dù dịch bệnh phức tạp, xuất khẩu sụt giảm, 4 tháng đầu năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước đạt 81,9 nghìn tỷ đồng, bằng 31,4% dự toán năm 2020 và bằng cùng kỳ năm 2019.    
nam trong vung dich covid 19 ha noi van thu ngan sach bang cung ky nam ngoaiDịch bệnh khó khăn, thu ngân sách nhà nước vẫn tăng gần 2% so với cùng kỳ
nam trong vung dich covid 19 ha noi van thu ngan sach bang cung ky nam ngoaiTổng cục Hải quan thu ngân sách quý I giảm gần 10%
nam trong vung dich covid 19 ha noi van thu ngan sach bang cung ky nam ngoaiThu ngân sách từ dầu thô trong tháng 3 chỉ bằng 70,6% cùng kỳ

Trong đó, thu từ dầu thô đạt 1.746 tỷ đồng, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 83,1% dự toán; thu nội địa đạt 80,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% và đạt 31%. Mức thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, giảm 15,6%; thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 16,9 nghìn tỷ đồng, giảm 11,9%. Một số lĩnh vực có mức thu tăng gồm: Thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...

Về xuất khẩu (XK), số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cũng cho thấy trong quý I/2020, kim ngạch XK Hà Nội chỉ đạt 2,744 tỷ USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Phân tích nguyên nhân khiến kim ngạch XK Hà Nội sụt giảm, Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc, Hàn Quốc đã gây khó khăn cho DN sản xuất hàng XK bởi nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ những nước này.

nam trong vung dich covid 19 ha noi van thu ngan sach bang cung ky nam ngoai
Nằm trong vùng dịch Covid-19, Hà Nội vẫn thu ngân sách bằng cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, dệt may bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi 50% phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc và 10,2% nguyên liệu từ Hàn Quốc; ngành da giày có tới 27% nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và 1,4% từ Hàn Quốc...

Việc thiếu nguyên liệu đã khiến DN bị đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào dẫn đến sản xuất phải cầm chừng, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thực tế cho thấy từ giữa tháng 3 đến nay dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn bởi hoạt động giao thương các nước Mỹ, EU với các đối tác trong đó có Việt Nam cũng sẽ bị hạn chế. Nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng XK chủ lực của Hà Nội như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại… suy giảm mạnh bởi đây không phải là mặt hàng thiết yếu nên các nước giảm nhập khẩu.

Để giúp DN vượt khó mùa Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cũng đã hỗ trợ kinh phí cho DN thành lập mới, thực hiện các gói hỗ trợ cho vay sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...

Chia sẻ cách thức hỗ trợ DN mở rộng thị trường XK và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định: Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ các DN tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu đầu vào sản xuất trong trường hợp nguồn cung bị ảnh hưởng của dịch bệnh (nhất là các nguyên liệu ngành dệt may, da giày, điện tử...).

Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường XK (như thị trường Nga, châu Mỹ Latinh, châu Phi) qua đó giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, hướng dẫn DN các tiêu chuẩn, quy cách, đóng gói, bảo quản, bao bì nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường XK khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Theo UBND TP Hà Nội, TP Hà Nội đang tiếp tục triển khai 7 nhóm giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện 100% thủ tục hành chính qua mạng điện tử mức độ 3, đẩy mạnh đăng ký trực tuyến mức độ 4 tất cả các thủ tục liên quan đến DN...

Nguyễn Hưng