Năm 2019, đạt kỷ lục về xuất khẩu lao động
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay tăng hơn 28.000 người so với mục tiêu đặt ra. Trước đó, năm 2018 cũng ghi nhận số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài rất cao, hơn 142.000 người. Như vậy, đây cũng là năm thứ 5 số lượng lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài liên tục vượt mốc 115.000 người kể từ năm 2015.
![]() |
Lao động Việt Nam đi xuất khẩu |
Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thị trường lao động lớn nhất của Việt Nam. Tiếp đó là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, nhiều thị trường mới, tiềm năng ở khu vực châu Âu đã mở cửa với Việt Nam. Bản Ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng đặc định” cũng được ký kết vào tháng 7/2019 nhằm tăng cường bảo hộ, tạo thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.
Thêm vào đó, chất lượng các chương trình đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng cũng được đảm bảo, thu hút nhiều lao động có kỹ năng cao. Số lượng lao động đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… liên tục tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như tình trạng lao động làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng, trốn ở lại, gây ảnh hưởng đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam cùng Hàn Quốc đã triển khai các giải pháp nhằm tuyên truyền vận động và quản lý tốt hơn số lao động bất hợp pháp người Việt tại nước này. Nhờ đó, tỷ lệ lao động trong chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp giảm mạnh, còn 26% trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, các chương trình tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải triển khai đồng bộ và làm tốt công tác đào tạo ý thức tuân thủ pháp luật cho người lao động. Công tác tuyển chọn ban đầu phải thật chặt chẽ, dứt khoát không chọn từ những địa bàn có nhiều lao động bỏ trốn; ưu tiên thị trường bền vững và tiềm năng như địa bàn Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH cho biết sẽ tổng kết chiến lược xuất khẩu lao động. Đồng thời, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng được trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội. Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi lần I đã được đăng tải rộng rãi trên mạng để các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như người dân quan tâm cho ý kiến tới hết tháng 2/2020.
Nguyễn Bách
-
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào đường ống dẫn khí nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân lớn mới, nhiều năng lượng tái tạo hơn trong hỗn hợp năng lượng
-
Hàn Quốc sẽ sử dụng LNG nhập khẩu từ Hoa Kỳ như một con bài mặc cả
-
Đánh giá về những phát hiện khí đốt ngoài khơi của Hàn Quốc
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025