Năm 2018, xử lý hơn 202 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Năm 2018, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, đã chú trọng tập trung công tác xây dựng lực lượng, xử lý những vấn đề nóng, nổi cộm, đáp ứng cơ bản các mục tiêu, yêu cầu và hoạt động hiệu quả công tác năm 2018, nhiều đường dây ổ nhóm tội phạm được điều tra, xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh kinh tế, trật tự xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước.
Cụ thể, năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 202.980 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 20.123 tỷ đồng, khởi tố 1.979 vụ với 2.339 đối tượng.
![]() |
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế thông tin kết quả công tác tại buổi họp báo. |
Theo đánh giá về tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các tuyến biên giới đường bộ, đường biển và đường hang không diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi của các đối tượng.
Trong đó ở đường bộ nổi cộm là các địa bàn trọng điểm khu vực biên giới thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường mòn, lối mở, chủ yếu là ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã, đồ điện gia dụng, dược liệu, thuốc lá, rượu… Các đối tượng buôn lậu lợi dụng địa hình phức tạp, sơ hở trong công tác quản lý của các lực lượng chức năng để hoạt động.
Tại các cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế, hàng hóa vi phạm thường là hàng gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao như vàng, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, đồ điện tử… Tại tuyến đường biển, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp, với các thủ đoạn tinh vi, chủ yếu lợi dụng bất cập trong chế độ chính sách, các ưu đãi về thuế, tiêu chuẩn hàng hóa và công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
Tại vùng biển Đông Bắc, Miền Trung và Tây Nam bộ, các đối tượng buôn lậu xăng dầu hoạt động rất mạnh, chúng móc nối với các đối tượng nước ngoài để đưa tầu chở xăng dầu tới các vùng biển giáp gianh để sang mạn, chuyển tải cho các tàu của Việt Nam. Một số đối tượng còn cải hoán tàu đánh bắt cá xa bờ thành tàu chở dầu, nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.
Trong thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều nơi với nhiều mặt hàng như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng bách hóa tiêu dùng, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... Hoạt động buôn bán hàng hóa hàng giả, hàng kém chất lượng qua mạng Internet chưa được kiểm soát hiệu quả gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, năm 2019, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong việc chấp hành, thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chuyên đề, ý kiến chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, ban chỉ đạo đổi mới công tác truyền thông cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này.
Nguyễn Hoan
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025