Mỹ vẫn là thị trường lớn và quan trọng nhất của Việt Nam
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, năm 2021, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020, với mức thực hiện này, Mỹ là đối tác thương mại thứ 2 đạt được mốc trên 100 tỷ USD, sau Trung Quốc.
![]() |
Trong năm 2021, Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận điều tra gỗ thẩm lậu. |
Năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 96,29 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2020. Nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 28,6% kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đang có tới 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 3 nhóm đạt hơn 10 tỷ USD.
Nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất là máy móc, thiết bị với 17,82 tỷ USD, tiếp đến dệt may 16,1 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,76 tỷ USD.
Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu nhiều tỷ USD gỗ, nông thủy sản từ Việt Nam, trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 8,77 tỷ USD, thủy sản hơn 2 tỷ USD, hạt điều hơn 1 tỷ USD.
Chiều ngược lại, năm ngoái Việt Nam chi 15,27 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, tăng 11,4% so với năm 2020 và chiếm 4,6% kim ngạch cả nước. Nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,79 tỷ USD và bông 1,17 tỷ USD. Ngoài ra, nhóm hàng máy móc, thiết bị cũng đạt kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD (992 triệu USD).
![]() |
Tập đoàn Exxon Mobil đầu tư nhà máy điện khí LNG hơn 5 tỷ USD tại Hải Phòng. |
Đầu tư và thương mại Việt - Mỹ vẫn sôi động bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm 2020-2021. Đai biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, bà Marie Damour nhấn mạnh tại Diễn đàn Thương mại Việt - Mỹ do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội (Amcham) hồi cuối năm ngoái rằng, với các lĩnh vực hợp tác đầu tư đa dạng, từ y tế, năng lượng, giáo dục..., doanh nghiệp Việt - Mỹ đang duy trì đà phát triển mạnh mẽ kể cả trong đại dịch với các cột mốc quan trọng.
Các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế, đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Mỹ có 1.134 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10 tỷ USD. Hầu hết các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ đều đã có mặt tại Việt Nam như Exxon Mobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Amazon và P&G…
Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ đều khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thời điểm tháng 8/2021, khi Việt Nam đang chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, 90 CEO các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour... đã kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng viện trợ vắc xin cho Việt Nam.
Do tính liên thông trong chuỗi giá trị, ngành sản xuất của Việt Nam trong vai trò cung ứng quan trọng với các ngành sản xuất dệt may, giày dép Mỹ.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với sức mua cao, đồng thời là thị trường có xu hướng tăng cả về giá cũng như quy mô; môi trường chính sách, quan hệ Việt - Mỹ đang có nhiều thuận lợi; nhu cầu và tập quán tiêu dùng phong phú theo thu nhập, tạo nên dư địa lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác có hiệu quả.
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong năm 2021. |
P.V
-
Giá dầu phục hồi sau 2 ngày thua lỗ trong phiên giao dịch đầy biến động
-
Giá điện và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ tăng vọt
-
Engie sẽ thực hiện thanh toán khí đốt cho Gazprom bằng đồng euro
-
Giá dầu giảm 2% do hy vọng vào nguồn cung Venezuela
-
Trữ lượng dầu chiến lược của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1987
-
PV GAS và Tập đoàn AES nhận Giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký doanh nghiệp Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ
- Hà Nội kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm thân thiện môi trường
- Phân bón xuất khẩu bị đánh thuế thống nhất mức 5%
- Quyết liệt ngăn chặn gian lận thương mại điện tử
- Để hàng Việt chinh phục người Việt...
- Số doanh nghiệp kinh doanh BĐS trở lại hoạt động tăng 92% so với cùng kỳ
- Hà Nội kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
- Tăng cường chống buôn lậu xăng dầu, thiết bị y tế
- FECON (FCN): Kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2022 nhờ mảng đầu tư các dự án và lực đẩy từ đầu tư công
- Gạo Việt có giá cao nhất thế giới, xuất khẩu vượt 1 tỷ USD
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng tới 15,6%
- Dệt may - Da giày lo thiếu nguyên phụ liệu
- Hải quan nỗ lực giảm chi phí xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt