Mỹ tìm cách tịch thu dầu của 4 tàu Iran chuyển tới Venezuela
![]() |
Các công nhân công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA chào đón Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tarek El Aissami khi chở dầu Iran Fortune đến nhà máy lọc dầu El Palito ở Venezuela hôm 25/5. Ảnh: Reutersx |
Đơn kiện được nộp vào cuối ngày 1/7 tại tòa án cấp quận tại Washington D.C. Sau đó, thẩm phán James Boasberg đã ban hành lệnh thu giữ đối với hơn 1,1 triệu thùng dầu trên 4 tàu.
Tuy nhiên, theo Reuters, về mặt pháp lý, Mỹ chỉ có thể thu giữ dầu trên các tàu này nếu chúng tiến vào vùng biển của Mỹ.
Song vụ kiện cũng có thể giúp thúc đẩy các nước khác cùng tham gia với Mỹ trong việc thu dầu.
Tình trạng thiếu dầu ở Venezuela, cùng với Iran - thành viên của OPEC, đã trở nên nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ và nước này đã trải qua một sự sụp đổ kinh tế. Tuy nhiên, Tổng thống Venezuela Maduro vẫn tiếp tục hành động, không chịu khuất phục trước sức ép của Mỹ.
Trong đơn kiện, các công tố viên Mỹ cho biết, mục đích của họ là ngừng việc cung cấp dầu của Iran trên các tàu Bella, Bering, Pandi và Luna.
Vụ kiện cũng nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy vào túi Iran nhờ bán dầu trong khi Washington đang trừng phạt các chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo của nước này mặc dù Tehran vẫn khẳng định, chương trình hạt nhân của họ là để đảm bảo hòa bình.
“Chính sách của Mỹ đối với cả Venezuela và Iran là hướng đến việc kiềm chế cả hai chế độ thông qua ngoại tệ”, cựu công tố viên Bộ Tư pháp Mỹ Evelyn Sheehan cho biết và thêm rằng: “Chặn tàu chở dầu và tịch thu (bằng các biện pháp) dân sự là các cách mới để đạt được mục tiêu đó”.
Công tố viên Zia Faruqui tại Washington D.C và hai trợ lý luật sư Mỹ cáo buộc doanh nhân Iran Mahmoud Madanipour, người có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã giúp thu xếp các chuyến tàu thông qua mạng lưới các công ty vỏ bọc để lách lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đơn kiện cho biết, kể từ tháng 9/2018, lực lượng tinh nhuệ Quds của IRGC đã chuyển dầu thông qua mạng lưới vận tải đường biển bị cấm theo lệnh trừng phạt.
Theo Dân trí
-
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi)
-
UNCLOS 1982 - "Xương sống" để Việt Nam ban hành chính sách và hệ thống pháp luật về biển
-
Đảm bảo tính khả thi của các quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp