Mỹ muốn gia tăng sức ép buộc Iran ký kết thỏa thuận hạt nhân
![]() |
Theo đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc các lựa chọn nhằm gia tăng sức ép, bao gồm thắt chặt hơn nữa quy định đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran, cũng như biện pháp trừng phạt mới đối với các chương trình tên lửa và máy bay không người lái của nước này.
Thời báo phố Wall mới đây cho biết, giới chức Mỹ đang xem xét việc kìm hãm hoạt động xuất khẩu dầu ngày càng tăng của Iran sang Trung Quốc như một công cụ để buộc Tehran phải ký kết một thỏa thuận hạt nhân hoặc trừng phạt nếu không đạt được thỏa thuận.
Một số nguồn tin cho rằng, Mỹ hiện đang xem xét các phương án để cắt đứt nguồn doanh thu quan trọng còn lại của Iran từ việc bán dầu thô cho Trung Quốc, khách hàng lớn nhất và cũng là khách hàng duy nhất hiện nay dám thách thức các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran.
Nhà chức trách Mỹ được cho là đang cân nhắc việc nhắm mục tiêu vào các mạng lưới vận chuyển hỗ trợ Iran bán dầu của mình cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, những biện pháp kể trên có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên sau nỗ lực kéo dài nhiều tháng nhằm khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Trước đó, Mỹ đã cảnh báo rằng tiến trình đàm phán với Iran về việc khôi phục JCPOA không thể diễn ra vô thời hạn, đồng thời chỉ trích Tehran vì không tiếp tục tham gia vòng đàm phán gián thứ 7.
Về phần mình, Iran đã thông báo rằng, tiến trình đàm phán tại Vienna sẽ không được nối lại trước khi chính phủ mới của nước này nhậm chức vào tháng 8.
Bình An
-
Tổng thống Biden sẽ cấm khoan vĩnh viễn ở một số vùng biển của Hoa Kỳ
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Tại sao CEO Chevron lại chỉ trích chính sách khí đốt tự nhiên của Tổng thống Biden?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ba Lan dự kiến 56% năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng năm 2030
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch