Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chí

17:22 | 02/04/2023

586 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại diễn đàn “Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII - năm 2023 với chủ đề “Chuyển đổi Xanh”, TS Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chí...

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam); Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS); và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) đồng hành cùng diễn đàn.

Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chí
Toàn cảnh diễn đàn

Trao đổi về trách nhiệm của Việt Nam trước biến đổi khí hậu (BĐKH) và nỗ lực Chuyển đổi Xanh thực hiện mục tiêu phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, TS Phạm Văn Tấn - Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết: Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết nỗ lực đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 với nỗ lực quốc gia và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Theo TS Phạm Văn Tấn, sau hơn một năm kể từ khi đưa ra cam kết, việc thực hiện cam kết của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Các Bộ, ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Đề án, Chiến lược, Kế hoạch hành động.

Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành đã làm việc với lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ, mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới tăng trưởng phát thải thấp.

Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” rất cần vai trò của chính quyền, doanh nghiệp và báo chí
TS Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) chia sẻ tại diễn đàn

Đặc biệt, TS Phạm Văn Tấn nhấn mạnh: “Với vai trò Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Bộ TN&MT đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động công bố các cam kết của Việt Nam tại COP26, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động, Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc, xây dựng Đề cương đề án Triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26”.

Chia sẻ về những nỗ lực, sự chủ động và vai trò kết nối của Bộ TN&MT, TS Phạm Văn Tấn cho biết: Bộ TN&MT và một số Bộ, ngành đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện cam kết COP26 với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Môi trường Hàn Quốc, Bộ Môi trường Nhật Bản, Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Liên minh Năng lượng vì Hành tinh và Con người (GEAPP); Cơ quan dịch vụ dự án liên hợp quốc (UNOPS) cùng Quỹ Đối tác chuyển đổi năng lượng Đông Nam Á (ETP), Ngân hàng Citi Bank, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Standard Chattered, Ngân hàng BIDV để triển khai các cam kết của COP26. Làm việc với Liên minh tài chính Glasgow (GFANZ) và các định chế tài chính trong và ngoài nước về đánh giá các giải pháp nhằm huy động tài chính, nguồn lực của khối tư nhân tham gia triển khai cam kết tại COP26.

Về triển khai cam kết tại COP26 của Chính phủ tại các địa phương, theo TS Phạm Văn Tấn: Các địa phương đã tổ chức triển khai, quán triệt về các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đặc biệt về mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyên truyền các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn năng lượng xanh; đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn thuộc đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính.

Nhiều địa phương đã tổ chức quán triệt các cam kết tại Hội nghị COP26, tăng cường năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ và tuyên truyền đến các doanh nghiệp và nhân dân; tổ chức triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và xây dựng đề án thí điểm trao đổi tín chỉ các-bon rừng. Nhiều địa phương thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp; kêu gọi đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió trên địa bàn; Các địa phương có biển đã tiến hành giao các khu vực biển để thực hiện các dự án điện gió gần bờ theo thẩm quyền như Cà Mau 8 dự án; Bạc Liêu 3 dự án; Trà Vinh 5 dự án; Sóc Trăng 3 dự án; Bến Tre 4 dự án; Tiền Giang 1 dự án… đồng thời xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, TS Phạm Văn Tấn cũng đề cao vai trò của hàng loạt các doanh nghiệp trong việc cam kết, thay đổi, chuyển dịch của hàng loạt các tập đoàn, như doanh nghiệp: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC); Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Vin Group; Tập đoàn T&T; Tập đoàn TGS; Tập đoàn Sanofi; Một số tập đoàn đa quốc gia như Nestle, Equinor, Grab…

TS Phạm Văn Tấn nhấn mạnh: Có thể thấy việc triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được thực hiện tương đối đều khắp, từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng, và có sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của nhân loại, giúp Việt Nam tăng khả năng thích ứng với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vì vậy, tôi cho rằng như chủ đề của diễn đàn, để mục tiêu này thành hiện thực, cần cần các nhà quản lý, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà báo thể hiện vai trò của mình”.

ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt NamADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam
Đại biểu Quốc hội trăn trở về thiệt hại do thiên taiĐại biểu Quốc hội trăn trở về thiệt hại do thiên tai
Phân tích kết quả đạt được tại COP27Phân tích kết quả đạt được tại COP27
Khi nào năng lượng tái tạo có thể đối phó với biến đổi khí hậu?Khi nào năng lượng tái tạo có thể đối phó với biến đổi khí hậu?

N.H