Một phút để hiểu hết về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

17:12 | 26/02/2019

1,106 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong hai ngày 27 và 28/2 tại Hà Nội, lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ sẽ họp thượng đỉnh lần thứ hai. Liệu hai bên có đạt được một thỏa thuận dẫn tới việc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, tiến đến ký hiệp định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên? Nếu điều trái ngược xảy ra, Tổng thống Donald Trump sẽ gặp bất lợi gì?  

Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội bàn gì?

Sau một thời gian dài gặp bế tắc về phi hạt nhân hóa, các nhà thương thuyết của Mỹ và Triều Tiên trong những ngày qua đã ráo riết đàm phán cho đến giờ chót để chuẩn bị cho thượng đỉnh tại Hà Nội.

Cả Tổng thống Trump lẫn lãnh đạo Kim Jong Un đều mong muốn thượng đỉnh lần hai phải đạt được kết quả cụ thể, phải có những bước tiến so với thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore vào tháng 6/2018.

Mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách vĩnh viễn và hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Mục tiêu này theo giới quan sát khó mà đạt ngay được tại hội nghị lần này. Kết quả khả dĩ nhất là hai bên đạt được những tiến bộ cụ thể đến phi hạt nhân hóa.

mot phut de hieu ve thuong dinh my trieu tai ha noi
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường đến Việt Nam họp thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Nguy cơ thượng đỉnh thất bại?

Theo các nhà quan sát Mỹ, có nguy cơ thượng đỉnh tại Hà Nội sẽ lại giống như thượng đỉnh tại Singapore, tức là ông Kim Jong Un sẽ chỉ cam kết một cách mơ hồ là sẽ “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, mà chẳng đưa ra một lịch trình cũng như không nói rõ cách thức tiến hành. Theo chuyên gia Jung Pak, Viện Brookings, đây sẽ là một thất bại đối với phía Mỹ. Còn đối với chuyên gia Viping Narang, đây sẽ là kết quả tốt nhất đối với phía Triều Tiên, vì như vậy là họ có thể tranh thủ được thời gian mà không nhân nhượng điều gì với Mỹ.

Nhưng theo AFP, nguy cơ lớn hơn, đó là Tổng thống Trump nhượng bộ quá nhiều trong cuộc gặp thứ hai với ông Kim Jong Un. Mối lo này là có cơ sở bởi vì ông Donald Trump vẫn thường làm theo ý mình mà không nghe lời các cố vấn. Cụ thể, họ lo ngại tổng thống Mỹ sẽ chấp nhận ký hiệp định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, cho dù không đạt được những nhân nhượng đáng kể của lãnh đạo Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân. Về phần Hàn Quốc, họ sợ là Tổng thống Trump chỉ đòi cấm các tên lửa liên lục địa của Triều Tiên để bảo vệ lãnh thổ Mỹ, mà không tính đến mối đe dọa của các tên lửa khác đối với các láng giềng châu Á.

"Nếu Tổng thống có những nhượng bộ đáng kể, tôi nghĩ ông ấy sẽ bị lưỡng đảng chỉ trích gay gắt”, ông James Jay Carafano, Phó Chủ tịch Tổ chức Heritage nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ, nói.

Nay phía Mỹ chỉ mong diễn ra kịch bản “có qua có lại”, để họ có thể khẳng định thượng đỉnh Hà Nội “thành công”. Ví dụ như phía Bình Nhưỡng chấp nhận đình chỉ hoạt động các cơ sở thử nghiệm tên lửa và hạt nhân và phá hủy một số cơ sở đó, đặc biệt là Yongbyon.

Nhưng thật ra, theo chuyên gia Jung Pak, điều mà Washington mong muốn nhất đó là ông Kim Jong Un chấp nhận cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế vào thanh ra các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Đổi lại, Hoa Kỳ có thể mở một văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng, một bước để tiến tới thiết lập bang giao giữa hai nước, thậm chí tuyên bố chấm dứt chiến tranh.

Vấn đề là phía Triều Tiên vẫn đòi bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với nước này, thế nhưng chính quyền Trump cho tới nay vẫn không chấp nhận điều này trước khi Bình Nhưỡng thực hiện phi hạt nhân hóa. Cho nên, theo AFP, có thể là cuối cùng thì phía Mỹ chắc sẽ phải chấp nhận đình chỉ một số trừng phạt với điều kiện Bình Nhưỡng chứng tỏ là họ sẽ làm đúng theo các cam kết về phi hạt nhân hóa.

Phát biểu tại Hội nghị về Giải trừ quân bị tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva ngày 25/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: “Tại hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào cuối tuần này, tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ đồng ý các bước cụ thể để phi hạt nhân hóa bền vững, hòa bình, hoàn toàn, một cách có thể kiểm chứng được trên bán đảo Triều Tiên”.

mot phut de hieu ve thuong dinh my trieu tai ha noiThượng đỉnh Mỹ-Triều: Cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam
mot phut de hieu ve thuong dinh my trieu tai ha noiNếu Mỹ không nhượng bộ, Triều Tiên sẽ chọn “con đường khác”
mot phut de hieu ve thuong dinh my trieu tai ha noiChuyện “khó nói” trong cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un

H.Phan

AFP