Một người tử vong do ăn tiết canh lợn
Mới đây, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam tên N.L (67 tuổi, ở Phú Thọ) trong tình trạng nguy kịch. Đến ngày 22/5, bệnh nhân tử vong.
Trước đó, ngày 17/5, ông L. bị đau đầu, nôn, có nhiều vùng bầm tím ở vùng mặt, hai cẳng chân và đùi sau khi ăn tiết canh lợn.
Nạn nhân sau đó được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cấp cứu. Các bác sỹ chẩn đoán ông L. bị sốc nhiễm trùng do liên cầu lợn. Ông L. được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Tại đây, ông L. được các bác sĩ điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế nhưng nhưng tình trạng sức khỏe không được cải thiện.
Ngày 21/5, thấy trên người bệnh nhân xuất hiện các ban hoại tử tiếp tục lan rộng, và được Bệnh viện tiên lượng xấu, gia đình bệnh nhân đã xin ngừng điều trị, đưa về nhà. Ngày 22/5, ông L. tử vong.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên tử vong do ăn tiết canh lợn. Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Một cán bộ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cảnh báo người dân không nên sử dụng loại thực phẩm này. Nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh; khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay.
![]() |
Ăn tiết canh lợn: Rước họa vào thân |
Xuân Hinh
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025