Miếng bánh triệu USD vốn quá nhỏ, kinh tế báo chí lại sắp đối mặt thất thu

10:11 | 28/05/2021

923 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không ít ý kiến cho rằng Nghị định 38 bộc lộ nhiều vấn đề, cản trở cho hoạt động quảng cáo trong nước. Kinh tế báo chí đã khó càng thêm khó.

Xuất hiện điểm không cần thiết lại gây cản trở

Từ ngày 1/6 tới đây, Nghị định 38 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, không ít ý kiến đã lên tiếng cho rằng Nghị định này bộc lộ nhiều vấn đề được cho là cản trợ cho hoạt động quảng cáo trong nước, khiến kinh tế báo chí đã khó càng thêm khó.

Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 ước đạt 820 triệu USD. Dự báo, con số này sẽ tăng lên hơn 955 triệu USD trong năm 2021.

Miếng bánh triệu USD vốn quá nhỏ, kinh tế báo chí lại sắp đối mặt thất thu - 1
Báo chí đang đứng trước nguy cơ thất thu (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, dẫn đầu về thị phần, doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là Facebook và Google - hai nền tảng xuyên biên giới chiếm hơn 80% tổng doanh thu.

Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh đối với quảng cáo báo chí truyền thông trong nước sẽ ngày càng gay gắt. Với một số nội dung mới được đưa tại Nghị định 38, nhiều chuyên gia dự báo tình hình sẽ còn trở nên khó khăn hơn, miếng bánh vốn đã bé lại ngày càng nhỏ lại.

Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Văn Hùng, Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, Nghị định 38 có nhiều điểm chưa phù hợp, tạo rào cản cho kinh tế báo chí.

Chẳng hạn tại Khoản 2, Điều 38 quy định phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng nếu thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định trên báo và trang thông tin điện tử vượt quá 1,5 giây. Có nghĩa là chỉ cho phép thời lượng quảng cáo là 1,5 giây, sau đó người xem có thể nhấn nút "bỏ qua".

"Việc để thời gian tắt mở quảng cáo 1,5 giây được nhà làm luật thiết kế để thuận lợi hơn cho người đọc. Nhưng nó chỉ hợp lý trong trường hợp báo chí là nguồn tin tức gần như duy nhất của bạn đọc. Còn dưới sự cạnh tranh của các nguồn tin tức và các nền tảng nội dung như hiện nay, thì việc này là không cần thiết", chuyên gia VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, chính cạnh tranh sẽ khiến các cơ quan báo chí phải cân nhắc giữa việc nhận quảng cáo và việc đảm bảo chất lượng nội dung cho bạn đọc mà không cần bất kỳ quy định hạn chế nào.

Việc đặt ra các quy định hạn chế chỉ trong trường hợp thị trường không tự điều tiết được, chẳng hạn do có quá ít báo hoặc phương tiện tin tức cho người dân nên có nguy cơ các bên không có động lực cải thiện. Còn nếu thị trường cạnh tranh thì các đơn vị tin tức sẽ phải nghĩ cách làm sao để thu hút bạn đọc, trong đó có việc lựa chọn cách thức quảng cáo như thế nào cho phù hợp.

Ông Hùng cho biết, có những quy định nếu không "cập nhật" với các quy định khác sẽ được ban hành hoặc các căn cứ ở Luật Quảng cáo thì báo chí sẽ bị phạt oan. Chẳng hạn, Nghị định 38 quy định xử phạt các cơ quan báo chí nếu quảng cáo nền tảng xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam.

"Quy định này thực chất là không phù hợp với Nghị định 181/2013 về trách nhiệm cung cấp thông tin của các chủ thể tham gia quảng cáo xuyên biên giới. Mặt khác, Nghị định 181/2013 đang được dự thảo sửa đổi cũng cho phép người dùng quảng cáo được ký kết trực tiếp với nền tảng quảng cáo xuyên biên giới. Vì vậy, quy định như ở Nghị định 38/2021 có thể dẫn đến xung đột pháp lý nếu dự thảo sửa đổi Nghị định 181/2013 được ban hành và có hiệu lực", ông Hùng nhấn mạnh.

Quy định không phù hợp "đánh thẳng" vào kinh tế báo chí

Chuyên gia VCCI cũng chỉ ra một số quy định không phù hợp với thực tiễn tại Nghị định 38. Chẳng hạn như điểm c khoản 1 Điều 38 và điểm b khoản 2 điều 38 , điểm a khoản 3 điều 39; điểm a, đ, e, g khoản 3 điều 40.

Theo đó, các quy định này nhắm vào việc hạn chế nội dung hiển thị của quảng cáo, bằng việc giới hạn thời lượng hiển thị, số lượng và diện tích thể hiện quảng cáo. Hình thức quảng cáo trên báo chí, vì thế, có thể trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức quảng cáo khác, ảnh hưởng đến việc thu hút quảng cáo của cơ quan báo chí, tức "đánh thẳng" vào kinh tế báo chí.

Quy định này được xây dựng với mục đích bảo vệ độc giả trước lo ngại về thời lượng quảng cáo có thể quá nhiều. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, lợi ích của độc giả và lợi ích của báo chí gắn liền với nhau. Quảng cáo ít, nguồn thu bị ảnh hưởng thì khó có thể đảm bảo chất lượng nội dung. Lúc đó, lợi ích của độc giả cũng không bị ảnh hưởng.

"Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ và sự xuất hiện của các hình thức tiếp cận tin tức mới, quy định này không phù hợp và tạo ra rào cản với các cơ quan báo chí", ông Hùng cho biết. Các cơ quan báo chí sẽ cần nguồn lực để cạnh tranh thật tốt, nâng cao chất lượng thông tin và hình thức phục vụ cho độc giả. Khi đó, sẽ là thiếu công bằng nếu các cơ quan báo chí lại phải chịu một số rào cản, trong khi các đối thủ khác thì không.

Cùng quan điểm, CEO Vinalink Hà Anh Tuấn, Phó chủ tịch VMCC (Cộng đồng tiếp thị và truyền thông Việt Nam), cũng cho rằng Nghị định 38 có nhiều điểm chưa hợp lý.

Cũng bàn về quy định thời lượng quảng cáo là 1,5 giây, ông Hà Anh Tuấn cho biết các nền tảng khác trên thế giới đều để tiêu chuẩn 6 giây. Nếu đưa ra quy định này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc không đặt quảng cáo trên báo chí nữa vì 1,5 giây thì không đủ thời gian làm một kịch bản truyền thông, hiệu quả cũng không có.

Trong khi đó theo ông Tuấn, doanh thu từ quảng cáo của báo chí đang co dần lại trước sức ép từ các nền tảng xuyên biên giới. Thậm chí, ở nhiều báo, doanh thu đến một phần do quảng cáo từ Google trả.

"Việc thu phí đọc báo xem truyền hình của độc giả, khán giả hiện nay không phải việc dễ dàng gì. Nguồn thu từ cơ quan báo chí truyền hình chủ yếu đến từ doanh thu quảng cáo", ông Tuấn cho rằng: Nguồn thu cần phải được cân đối giữa thu tiền về và cung cấp thông tin ra.

Tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài… Theo ông Tuấn, nội dung này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc quảng cáo báo chí.

"Trước đây, Google họ không cho chèn bây giờ thì lại cho phép điều này. Bây giờ chúng ta lại áp dụng quy định này vô tình đi ngược lại xu hướng chung. Tốt nhất nên để phát triển theo quốc tế. Hoặc không có thể đề xuất mở thêm chức năng thu phí để người dùng không muốn xem quảng cáo có thể trả phí", ông Tuấn đề xuất.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, Nghị định 38 có nhiều quy định phù hợp, thuận lợi cho việc cho việc giám sát các hoạt động quảng cáo nói chung. Một số quy định cũng hạn chế được sự lợi dụng, cắt ghép, lồng ghép những quảng cáo không phù hợp, những sản phẩm không được kiểm duyệt… Tuy nhiên, Nghị định cũng có những điểm chưa phù hợp cần được xem xét lại, tạo công bằng cho báo chí trong nước trước sức ép của các nền tảng xuyên biên giới.

Đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng đã vừa gửi công văn đến Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến Nghị định 38.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Tổng thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, cho rằng "thiếu thực tế, quá ngắn để có thể truyền tải thông điệp" với quy định thời lượng quảng cáo tối đa 1,5 giây, sau đó người dùng có thể bấm nút bỏ qua.

"Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước/các cơ quan báo chí với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới, bảo hộ cho hoạt động quảng cáo của các nền tảng này trong khi hiện họ có rất nhiều vấn đề sai phạm về nội dung và chất lượng quảng cáo chưa được khắc phục triệt để", ông Sơn nhận định.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Quảng cáo cũng khẳng định, theo thông lệ quốc tế, với báo chí miễn phí tương tự như ở Việt Nam, quảng cáo được phép xen kẽ với nội dung tin/bài và tùy biến dựa trên đối tượng đọc báo.

Người đọc có quyền nhấp chuột xem hay bỏ qua nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, Nghị định 38 lại quy định xử phạt từ 10-15 triệu đồng nếu "thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin bài".

Trước những bất cập nêu trên, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã đề nghị Bộ Thông tin - truyền thông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, đánh giá lại tính khả thi của các quy định tại nghị định 38, sớm phê chuẩn kế hoạch sửa đổi Luật quảng cáo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Theo Dân trí

Tràn lan quảng cáo “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh” trên mạng xã hội: Cẩn trọng tiền mất, tật mangTràn lan quảng cáo “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh” trên mạng xã hội: Cẩn trọng tiền mất, tật mang
Đột kích cơ sở đang làm thuốc đông y Đột kích cơ sở đang làm thuốc đông y "rởm", rầm rộ quảng cáo bán online
Chính phủ Australia cân nhắc rút tất cả các chiến dịch quảng cáo trên FacebookChính phủ Australia cân nhắc rút tất cả các chiến dịch quảng cáo trên Facebook
Các nhãn hàng lớn lại “quay về” với FacebookCác nhãn hàng lớn lại “quay về” với Facebook
Xử lý nghiêm trường hợp lạm dụng phương tiện ô tô để quảng cáoXử lý nghiêm trường hợp lạm dụng phương tiện ô tô để quảng cáo
Hơn 100.000 thuê bao di động đăng ký không nhận quảng cáoHơn 100.000 thuê bao di động đăng ký không nhận quảng cáo
Một công ty bị phạt vì gọi điện quảng cáo dịch vụ bảo hiểmMột công ty bị phạt vì gọi điện quảng cáo dịch vụ bảo hiểm

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 ▲600K 76,100 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 ▲600K 76,000 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼100K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,485 ▲50K 7,700 ▲50K
Trang sức 99.9 7,475 ▲50K 7,690 ▲50K
NL 99.99 7,480 ▲50K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,460 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 ▼300K 83,800 ▼300K
SJC 5c 81,800 ▼300K 83,820 ▼300K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 ▼300K 83,830 ▼300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,000 ▲300K 76,900 ▲300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,000 ▲300K 77,000 ▲300K
Nữ Trang 99.99% 74,900 ▲300K 76,200 ▲300K
Nữ Trang 99% 73,446 ▲297K 75,446 ▲297K
Nữ Trang 68% 49,471 ▲204K 51,971 ▲204K
Nữ Trang 41.7% 29,429 ▲126K 31,929 ▲126K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,036 16,136 16,586
CAD 18,224 18,324 18,874
CHF 27,575 27,680 28,480
CNY - 3,476 3,586
DKK - 3,579 3,709
EUR #26,608 26,643 27,903
GBP 31,226 31,276 32,236
HKD 3,175 3,190 3,325
JPY 161.53 161.53 169.48
KRW 16.59 17.39 20.19
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,262 2,342
NZD 14,724 14,774 15,291
SEK - 2,266 2,376
SGD 18,220 18,320 19,050
THB 637.5 681.84 705.5
USD #25,179 25,179 25,473
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25230 25280 25470
AUD 16028 16078 16483
CAD 18247 18297 18699
CHF 27852 27902 28314
CNY 0 3477.8 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26783 26833 27335
GBP 31358 31408 31861
HKD 0 3115 0
JPY 163.06 163.56 179.85
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14733 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18493 18493 18844
THB 0 649.6 0
TWD 0 777 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 12:45