Microsoft nhấn chìm trung tâm dữ liệu xuống đáy biển
Trung tâm dữ liệu bao gồm hệ thống máy chủ đảm nhiệm chức năng lưu trữ thông tin kỹ thuật số cần thiết cho sự vận hành của các trang web và các ứng dụng được kết nối, bao gồm hàng nghìn máy tính và ổ đĩa phối hợp cùng làm việc 24/24h, sử dụng rất nhiều điện năng trong quá trình hoạt động, đặc biệt là tiêu tốn điện năng cho nhu cầu làm mát của hệ thống.
Theo thống kê của Conso Globe, vào năm 2015, mức tiêu thụ năng lượng của các trung tâm dữ liệu phục vụ mạng lưới Internet chiếm 4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
![]() |
Các máy chủ của Microsoft được dìm dưới đáy biển trong Dự án Natick |
Vào thời điểm việc chuyển đổi năng lượng và cuộc đấu tranh chống lượng phát thải CO2 thường xuyên được đề cập, các nhà vận hành mạng lưới Internet xem việc giảm thiểu lượng khí thải CO2 phát ra từ các trung tâm dữ liệu là vấn đề thiết yếu.
Chính trong bối cảnh đó, Microsoft đã quyết định thử nghiệm các trung tâm dữ liệu đặt dưới lòng đại dương.
Microsofs đã công bố đang thực hiện giai đoạn 2 của Dự án Natick - dự án thử nghiệm các trung tâm dữ liệu chìm dưới biển. Ngày 5/6/2018, gã khổng lồ công nghệ này vừa nhấn chìm trung tâm dữ liệu đầu tiên xuống biển Scotland thuộc vùng biển băng giá Đại Tây Dương.
Mục tiêu của cuộc thử nghiệm này là để đánh giá nhiệt độ dưới đáy biển có thể giúp làm mát các thiết bị điện tử của các trung tâm dữ liệu hay không, từ đó làm giảm mức tiêu thụ năng lượng của các trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu đặt dưới biển đầu tiên được Microsoft thử nghiệm trong vòng 1 năm. Trong điều kiện đưa vào khai thác thực tế, kết quả mang lại của cuộc thử nghiệm này sẽ giúp đánh giá mức tiêu thụ năng lượng thực sự của hệ thống, độ bền của kết cấu khi chịu áp suất dưới đáy biển cũng như tính hiệu quả của hệ thống làm mát.
Ông Benick - Giám đốc Dự án Natick - giải thích với các phóng viên kênh BBC của Anh: “Chúng tôi nghĩ rằng khi đặt các trung tâm dữ liệu dưới biển, việc làm mát thực sự mang lại hiệu quả hơn so với trên đất liền. Hơn nữa, vì không có sự xuất hiện của bất cứ ai, chúng tôi có thể rút toàn bộ khí oxy và hầu hết hơi nước trong không khí tại nơi đặt thiết bị. Điều này giúp làm giảm sự ăn mòn, một vấn đề lớn của các trung tâm dữ liệu”.
Trung tâm dữ liệu đầu tiên dưới biển của Microsoft được sản xuất dưới dạng các ống hình trụ màu trắng với chiều dài 12m. Các ống này được cố định chặt dưới lòng biển nhờ vào trụ hình tam giác gồm 3 chân. Với sự kết hợp của các ống hình trụ và trụ hình tam giác, các trung tâm dữ liệu có thể được lắp đặt dưới đáy biển.
Trung tâm dữ liệu này bao gồm 12 racks (tủ mạng) chứa tổng cộng 864 máy tính chủ với tốc độ truyền tương đương với vài nghìn máy tính cá nhân (tương đương với dung lượng lưu trữ gần 5 triệu bộ phim).
Microsoft đã hợp tác với Naval - một tập đoàn có trụ sở tại Brest, Pháp, chuyên thiết kế tàu và tàu ngầm quân sự để chế tạo ra trung tâm dữ liệu đặt dưới biển đầu tiên này. Đặc biệt, Microsoft dựa vào chuyên môn của các kỹ sư Pháp để làm mát dựa vào dòng chảy của nước biển - phương pháp thường được sử dụng cho tàu ngầm.
Theo các nhà thiết kế, trung tâm dữ liệu dưới biển có thể chịu được áp lực nước ở độ sâu 100m trong thời gian 5 năm. Độ bền ấn tượng trong kết cấu xây dựng đã giúp Tập đoàn Naval chứng tỏ sự khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh khác.
Trung tâm dữ liệu đầu tiên dưới biển hiện đang nằm sâu 40m dưới lòng biển, gần quần đảo Orkney. Khu vực này nằm ở phía Bắc Scotland đã được Microsoft lựa chọn vì nó nằm trên phạm vi hoạt động của Trung tâm Năng lượng biển châu Âu, một địa điểm dành riêng cho thử nghiệm các công nghệ năng lượng tái tạo của biển (đặc biệt là thủy triều và năng lượng sóng).
Ý thức bảo vệ và tôn trọng môi trường được thể hiện qua việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch cho mạng lưới điện, đã giúp cho quần đảo Orkey tạo nên sự khác biệt so với những khu vực khác. Trên thực tế, năng lượng mà 10.000 cư dân sống trên quần đảo này sử dụng hoàn toàn là năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng được tạo ra từ các turbine gió và các tấm pin mặt trời. Microsoft đã quyết định chọn năng lượng tái tạo ở đây để cung cấp cho trung tâm dữ liệu đặc biệt của mình.
Cuối cùng, cũng cần phải lưu ý rằng, khu vực này có một lợi thế không thể không kể đến, đó là nhiệt độ nơi đây luôn ở mức thấp trong suốt cả năm. Vào giữa mùa hè tháng 8, nhiệt độ nước của quần đảo này không vượt quá 16oC. Đây là một đặc tính sẽ không làm cho những người đam mê thể thao dưới nước yêu thích, nhưng lại là điều kiện lý tưởng cho nhu cầu làm mát các trung tâm dữ liệu của Microsoft.
Microsoft đã hợp tác với Naval - một tập đoàn có trụ sở tại Brest, Pháp, chuyên thiết kế tàu và tàu ngầm quân sự để chế tạo ra trung tâm dữ liệu đặt dưới biển đầu tiên. |
S.Phương
-
Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà máy điện hạt nhân nhỏ (SMR) vẫn đang gặp khó khăn trong khi nhu cầu điện tại Mỹ bùng nổ
-
Bản tin Năng lượng xanh: Thái độ thù địch của Tổng thống Trump đối với năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ lan rộng khắp chuỗi cung ứng
-
Bản tin Năng lượng xanh: Năm 2024 mang tính bước ngoặt đối với năng lượng xanh tại Ấn Độ
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới