Mắc nợ vì lợi ích chung của nền kinh tế!

07:00 | 04/01/2015

1,054 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nợ khoảng 1,5 triệu tỉ đồng. Số nợ này sinh ra từ đâu và liệu rằng nó có đáng lo ngại như những gì người ta đang nói về vai trò của các DNNN hay không?

Thi công kéo cáp ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc góp cổ phần tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII cho thấy, tổng số nợ phải trả của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tính đến hết năm 2013 là hơn 1,5 triệu tỉ đồng, gấp 1,45 lần so với vốn chủ sở hữu và tăng 9% so với năm 2012. Trong đó, số vay nợ từ nước ngoài là gần 326 ngàn tỉ đồng, bao gồm các khoản vay lại vốn ODA của Chính phủ, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và các khoản tự vay, tự trả.

Sau khi thông tin trên được công bố, rất nhiều ý kiến cho rằng “sức khoẻ” của các DNNN đang có vấn đề!

Lo ngại này liệu có hợp lý hay không? Các DNNN vay nợ để làm gì, phục vụ mục đích gì?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Kiên-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, không có gì phải hoảng loạn, lo sợ cả bởi tỉ lệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn chấp nhận được.

Ông Kiên cũng chỉ ra rằng, trong số các DNNN, rất nhiều doanh nghiệp đã mang nợ vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông.

Cụ thể, theo ông Kiên, khi phát triển các dự án đường giao thông, doanh nghiệp phải đi vay vốn để triển khai nhưng nhiều khi, một thời gian dài sau đó, nhà nước vẫn chưa trả cho doanh nghiệp.

“Cái nợ đọng xây dựng cơ bản đó chính là nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngành giao thông bị giảm sút nghiêm trọng. Nếu tính từ thời điểm 1995 khi chúng ta bắt đầu có đấu thầu quốc tế, đến thời điểm năm 2014 này thì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông giảm sút nghiêm trọng vì chúng ta đã nợ doanh nghiệp quá lâu rồi cho nên người ta phải bỏ tiền ra làm và một loạt dự án chúng ta chậm trả nợ”-ông Kiên nói.

Cùng nói về vấn đề này nhưng dưới một góc độ khác, TS Nguyễn Quốc Ngữ, Vụ Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng khẳng định: DNNN giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như xăng dầu, điện... là lực lượng chủ đạo thực hiện các chính sách xã hội thông qua các doanh nghiệp công ích. Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ... tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Nói như vậy để thấy rằng, vấn đề nợ của các DNNN không đơn thuần là nợ để sản xuất, kinh doanh mà còn là vay nợ để đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội địa phương, hiệu quả của nó nằm ở lâu dài chứ không phải trong ngắn hạn. Chuyện của ngành điện là một ví dụ điển hình như vậy.

Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu “điện đi trước một bước” nhằm đáp ứng các nhu cầu gia tăng sản lượng điện hàng năm của nền kinh tế, cũng như tạo tiền đề phát triển kinh tế các vùng miền trên cả nước, mỗi năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải đầu tư hàng trăm ngàn tỉ đồng vào phát triển hệ thống lưới điện. Số vốn đầu tư lớn là vậy nhưng lợi nhuận mà EVN thu về hàng năm lại vô cùng khiêm tốn, có khi bằng 0.

Số liệu được Bộ Công Thương đưa ra tại buổi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 cho thấy, tổng cộng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam), tổng chi phí chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến 31/12/2013 là 8.811,71 tỉ đồng.

Khả năng tích luỹ vốn thấp, thậm chí bằng 0 nhưng trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, một loạt các dự án cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng vẫn được EVN triển khai, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Và hầu hết các dự án này sau khi hoàn thành đều có những đóng góp vô cùng quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều địa phương. Có thể kể đến các dự án như cấp điện ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang)...

Bỏ ra cả trăm, cả ngàn tỉ đồng như vậy nhưng số tiền mà ngành điện thu về lại rất khiêm tốn và theo các nói của ông Hồ Mạnh Tuấn-Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc thì, nếu xét đến yếu tố lợi nhuận thì sẽ chẳng có bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư vào những dự án kiểu như vậy. Vốn lớn, tỉ suất đầu tư trên hộ gia đình cao, doanh thu thì lại thấp khiến thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư kéo dài.

Làm đường giao thông ở huyện Yên Lập, Phú Thọ.

Đó chỉ là một trong rất nhiều “cái khó” của DNNN đã và đang phải đối diện. Tuy nhiên, khác với các thành phần kinh tế khác, DNNN vốn dĩ khi sinh ra đã mang trong mình những trọng trách nhất định với nền kinh tế, với xã hội nên những dự án “chẳng có bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư vào” vẫn được triển khai. Và dĩ nhiên, để triển khai nó, các DNNN phải đi vay vốn và đó là nợ, nợ đầu tư xây dựng cơ bản, nợ đầu tư hạ tầng xã hội...

Vậy nói “sức khoẻ” của DNNN có vấn đề liệu có đúng? Số nợ mà các doanh nghiệp này đang gánh liệu có đáng lo ngại và rằng, nói hiệu quả hoạt động của các DNNN thấp có thoả đáng hay không?

Trở lại câu chuyện của ngành điện, ngành điện đang rất cần vốn để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng điện tiêu thụ của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, giá điện vẫn chưa được điều chỉnh tăng để đảm bảo khả năng tích luỹ, tái đầu tư của ngành. Ngành điện vẫn phải chấp nhận bán điện với giá thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh để phục vụ lợi ích chung của cả nền kinh tế. Và song hành với đó, ngành điện cũng phải hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện. Đây là một nghịch lý trong kinh doanh và cái nghịch lý này đang khiến EVN mắc nợ hàng ngàn tỉ đồng.

PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng trong một cuộc hội thảo đề cập tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO đã thẳng thắn chỉ ra rằng, EVN là doanh nghiệp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh điện. Vì vậy, những khoản lỗ do giá bán thấp hơn giá thành của Tập đoàn (điều này dẫn tới những khoản lỗ lên tới hàng ngàn tỉ đồng của EVN-PV) phải được hạch toán vào giá điện.

Thực tế tìm hiểu của phóng viên cho thấy, những năm qua, để triển khai các dự án phát triển hệ thống lưới điện, bên cạnh việc vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước, EVN phải vay bằng USD của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), đồng Yên của Nhật Bản, EUR của các tổ chức tín dụng Bắc Âu. Do vậy khi gặp biến động tài chính trên thị trường thế giới thì EVN dễ bị tổn thương, đặc biệt là biến động của tỷ giá. Ví như năm 2011, khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá mà EVN phải gánh lên tới 15.000 tỉ đồng. Hay như năm 2013, khoản lỗ này cũng lên tới gần 9.000 tỉ đồng.

Nợ của DNNN một phần không nhỏ sinh ra như vậy, cần một cái nhìn toàn cục khi đánh giá về nợ của DNNN.

Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 ▼1000K 82,500 ▼950K
AVPL/SJC HCM 80,000 ▼1000K 82,500 ▼950K
AVPL/SJC ĐN 80,000 ▼1000K 82,500 ▼950K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 ▼950K 74,100 ▼1000K
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 ▼950K 74,000 ▼1000K
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 ▼1000K 82,500 ▼950K
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 ▼1300K 74.800 ▼1500K
TPHCM - SJC 79.800 ▼900K 82.300 ▼900K
Hà Nội - PNJ 73.000 ▼1300K 74.800 ▼1500K
Hà Nội - SJC 79.800 ▼900K 82.300 ▼900K
Đà Nẵng - PNJ 73.000 ▼1300K 74.800 ▼1500K
Đà Nẵng - SJC 79.800 ▼900K 82.300 ▼900K
Miền Tây - PNJ 73.000 ▼1300K 74.800 ▼1500K
Miền Tây - SJC 81.000 83.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 ▼1300K 74.800 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 ▼900K 82.300 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000 ▼1300K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 ▼900K 82.300 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000 ▼1300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 ▼1300K 73.700 ▼1300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 ▼970K 55.430 ▼970K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 ▼760K 43.270 ▼760K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 ▼540K 30.810 ▼540K
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 ▼110K 7,500 ▼110K
Trang sức 99.9 7,275 ▼110K 7,490 ▼110K
NL 99.99 7,280 ▼110K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260 ▼110K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 ▼110K 7,530 ▼110K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 ▼110K 7,530 ▼110K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 ▼110K 7,530 ▼110K
Miếng SJC Thái Bình 8,100 8,310 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 8,100 8,310 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 8,100 8,310 ▼30K
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,000 83,300 ▼200K
SJC 5c 81,000 83,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,000 83,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 72,900 ▼1100K 74,700 ▼1200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 72,900 ▼1100K 74,800 ▼1200K
Nữ Trang 99.99% 72,600 ▼1200K 73,900 ▼1200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼1188K 73,168 ▼1188K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼816K 50,407 ▼816K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼501K 30,969 ▼501K
Cập nhật: 23/04/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,086.35 16,248.84 16,769.95
CAD 18,195.12 18,378.91 18,968.33
CHF 27,338.60 27,614.75 28,500.38
CNY 3,456.34 3,491.25 3,603.76
DKK - 3,584.67 3,721.91
EUR 26,544.10 26,812.22 27,999.27
GBP 30,775.52 31,086.38 32,083.34
HKD 3,179.16 3,211.27 3,314.26
INR - 305.76 317.98
JPY 160.26 161.88 169.61
KRW 16.05 17.83 19.45
KWD - 82,702.86 86,008.35
MYR - 5,294.62 5,410.05
NOK - 2,284.04 2,380.99
RUB - 260.34 288.19
SAR - 6,795.62 7,067.23
SEK - 2,304.98 2,402.82
SGD 18,307.44 18,492.37 19,085.43
THB 609.44 677.15 703.07
USD 25,148.00 25,178.00 25,488.00
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,108 16,128 16,728
CAD 18,271 18,281 18,981
CHF 27,393 27,413 28,363
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,549 3,719
EUR #26,286 26,496 27,786
GBP 30,973 30,983 32,153
HKD 3,118 3,128 3,323
JPY 160.15 160.3 169.85
KRW 16.27 16.47 20.27
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,233 2,353
NZD 14,796 14,806 15,386
SEK - 2,264 2,399
SGD 18,103 18,113 18,913
THB 634.19 674.19 702.19
USD #25,170 25,170 25,488
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,188.00 25,488.00
EUR 26,599.00 26,706.00 27,900.00
GBP 30,785.00 30,971.00 31,939.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,301.00
CHF 27,396.00 27,506.00 28,358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16,138.00 16,203.00 16,702.00
SGD 18,358.00 18,432.00 18,976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18,250.00 18,323.00 18,863.00
NZD 14,838.00 15,339.00
KRW 17.68 19.32
Cập nhật: 23/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25250 25250 25488
AUD 16205 16255 16765
CAD 18371 18421 18877
CHF 27680 27730 28292
CNY 0 3477 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26915 26965 27676
GBP 31193 31243 31904
HKD 0 3140 0
JPY 162.35 162.85 167.38
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0403 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14831 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18468 18518 19079
THB 0 647.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8110000 8110000 8270000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 23/04/2024 21:00