Lý lịch đen của Formosa

13:49 | 26/04/2016

11,361 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không phải chờ tới vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung Việt Nam, thế giới từ lâu đã biết “thành tích” của tập đoàn Formosa, Đài Loan, trong việc hủy diệt môi trường bằng cách thải trực tiếp chất độc từ các nhà máy của tập đoàn này.
formosa di toi dau chet choc toi do
Cá chết trắng tại bờ biển miền Trung Việt Nam

Năm 2009, Formosa bị Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phạt 2,8 triệu USD, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu USD để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, các nhà máy của Formosa tại các bang Texas và Louisiana bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Trên website của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA.gov) hiện vẫn còn lưu giữ đầu đủ hồ sơ vi phạm luật môi trường của Mỹ. Độc giả có thể tham khảo tại đây https://www.epa.gov/enforcement/case-summary-settlement-formosa-plastics-corporation-site-wide-corrective-actions-point.

Vụ việc này thậm chí còn được đưa làm ví dụ minh họa về sự hủy diệt môi trường trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Mỹ năm 2014.

formosa di toi dau chet choc toi do
Formosa nhận giải Hành tinh đen năm 2009

Với một quốc gia có luật môi trường nghiêm khắc như Mỹ, Formosa còn dám làm vậy thì tại Campuchia, Formosa còn “mạnh tay” hơn nữa.

Trong vụ việc được cả báo chí quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nêu ra, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách xuất khẩu chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia.

Sự việc xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 12/1998, khi Formosa cho đem sang cảng Sihanoukville, Cumpuchia, khối chất thải nhiễm độc, và gây nhiễm độc cho nước biển, đất ven bờ và cả người dân địa phương.

Trước đó, theo một báo cáo của HRW, chính Cơ quan Bảo vệ Mội trường Đài Loan đã nhận được đơn của Formosa xin phép đem 5.000 tấn chất thải chứa thủy ngân sang Campuchia nhưng bác đơn này.

Dù vậy, vào tháng 12/1998, tàu container Chang Shun từ Đài Loan đã vào cảng Sihanoukville và đem đến 2.799 tấn chất thải.

Pich Sovann, một công nhân khuân vác ở cảng đã chết ngày 16/12 năm đó chỉ vì tham gia đổ khối hàng xuống.

Theo một điều tra của BBC News vào thời điểm đó, cái chết của người công nhân Campuchia và vụ làm nhiễm độc đất cát và nước biển ngay tại một khu nghỉ mát đã gây ra bạo động. Bốn người Campichia nữa đã thiệt mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương. Sau đó có thêm một người đàn ông nữa chết sau khi tìm kiếm đống rác có chất thải hãng Đài Loan đổ ra.

Do bất bình, người dân giận dữ kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, tổ chức biểu tình ở các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải.

Trước sự phản đối của người dân Campuchia, chính phủ Campuchia đã cho mở cuộc điều tra.

Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm.

formosa di toi dau chet choc toi do
Phụ nữ Campuchia đi qua khu vực bãi rác Sihanoukville, nơi chứa chất thải công nghiệp độc hại của Formosa, ảnh chụp ngày 16/1/1999

Dưới sức ép dư luận, ngày 31/12/1998, Formosa đã chính thức công khai xin lỗi vì "gây xáo trộn cuộc sống của người dân Campuchia", theo báo Guardian.

Đầu tháng 3/1999, trưởng đoàn công tác của chính phủ Campuchia với Formosa, ông Om Yen Tieng, thông báo Phnom Penh đã ra lệnh cho tập đoàn Đài Loan này phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia trước ngày tết truyền thống của người Khmer.

Đến tháng 4/1999, chừng 4000 tấn chất thải và cả đất nhiễm độc đã bị gửi trả lại Đài Loan. Tuy khối chất độc đã được đưa rời khỏi Campuchia, nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề làm sao Formosa được đưa chúng vào Sihanoukville vẫn chưa được xử lý triệt để.

Đáng chú ý, chủ tịch quốc hội Campuchia, khi đó là Hoàng thân Norodom Ranariddh, nói một số quan chức đã nhận hối lộ khoản tiền đến 3 triệu USD để "bật đèn xanh" cho Formosa đưa chất độc từ Đài Loan vào Campuchia. Formosa đã phủ nhận thông tin này.

Theo BBC, hơn 100 quan chức Campuchia đã bị đình chỉ chức vụ, nhưng chỉ 3 người bị buộc tội gây nguy hại đến tính mạng nhân dân và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổng giám đốc một công ty nhập khẩu ở Campuchia, 2 đối tác người Đài Loan và phiên dịch viên của họ cũng bị khởi tố.

formosa di toi dau chet choc toi do
Người Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Không chỉ thải chất độc ra môi trường ở nước ngoài, Formosa còn giết hại chính người dân trên đảo Đài Loan. Các nhà khoa học Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin. Trụ sở của Formosa từng nhiều lần bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường.

“Bề dày thành tích” phá hoại môi trường của Formosa đang được ghi thêm trong vụ đầu độc biển miền Trung Việt Nam.

formosa di toi dau chet choc toi do

TS Lê Đăng Doanh: 'Formosa tuyên bố thách thức và xúc phạm'

TS Lê Đăng Doanh: "Không thể bỏ qua mà không nói gì được. Tôi cực lực lên án lời phát ngôn đầy thách thức của Formosa vì nó không đúng với tinh thần của Việt Nam, vị thế của nhà đầu tư lớn và những ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư"

formosa di toi dau chet choc toi do

Formosa đừng phát ngôn thách thức!

Người Việt vốn nhẫn nhịn tốt nhưng không bao giờ chịu nhục, nên nếu muốn làm ăn ở Việt Nam, Formosa phải bỏ ngay tư duy thách thức và kiểu ăn nói xấc xược!

formosa di toi dau chet choc toi do

Thợ lặn của dự án Formosa chết chưa rõ nguyên nhân

Một thợ lặn từng phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương của dự án Formosa đã chết chưa rõ nguyên nhân.

formosa di toi dau chet choc toi do

Formosa: Không thể được cả 2, phải chọn nhà máy hoặc cá tôm

Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

formosa di toi dau chet choc toi do

Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển

Lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển mà chỉ mới đang từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý thải để các cơ quan chức năng thẩm định trước khi cấp phép.

formosa di toi dau chet choc toi do

Formosa Hà Tĩnh muốn biến thành 'khu tự trị'?

(PetroTimes) - Formosa Hà Tĩnh dường như đang muốn biến thành một khu “tự trị” với luật lệ riêng, trường học dạy theo chương trình đào tạo riêng, bệnh viện và khu thờ tự riêng. 

Th.Long

Tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc