Lương tăng nhanh hơn năng suất lao động!

07:00 | 28/04/2013

1,673 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Một điều đáng suy nghĩ là dù đời sống còn hết sức khó khăn, thu nhập của người lao động nước ta vẫn được đánh giá ở mức thấp đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhưng trên thực tế trong những năm qua tốc độ tăng lương danh nghĩa của nước ta vẫn nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động tăng chậm

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm, đặc biệt trong 5 năm sau khi gia nhập WTO năng suất lao động lại tăng thấp hơn nhiều so với 5 năm trước khi gia nhập WTO (từ 5%/năm giảm xuống còn 3,4%/năm), trong khi đó tỷ lệ tăng tiền lương trong 5 năm sau gia nhập WTO là 26,8%/năm, loại trừ tỷ lệ làm phát thì mức tăng lương khoảng 14,2%/năm, cao hơn rất nhiều so với mức tăng lương trước khi gia nhập WTO là 8,8%/năm; đặc biệt tốc độ tăng lương luôn cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội.

TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Tiền lương tăng nhanh và cao hơn rất nhiều so với tăng năng suất lao động cho thấy tác động của chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu, đặc biệt là trong khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng lao động của nước ta không cải thiện mấy so với mức lương. Bởi bản chất của việc tăng lương của chúng ta hiện nay không dựa vào năng suất lao động mà thường chỉ số hóa theo lạm phát. Điều đó, theo tôi rất đúng về “tình cảm” nhưng chưa hẳn đúng về khía cạnh phát triển, vì tăng lương đúng nghĩa, đúng bản chất của nó phải phù hợp với tăng năng suất lao động”.

 So với các nước trên thế giới, năng suất lao động của nước ta còn thấp. Năng suất lao động của nước ta năm 2010 chỉ đạt gần 5,9 nghìn USD, bằng 13,2% của Nhật Bản, 23,3% của Malaysia, 12% của Singapore, 13,3% của Hàn Quốc, 46,5% của Trung Quốc, 37% của Thái Lan và 69,9% của Philippines. Bên cạnh đó, hiệu quả vốn thường được đo bằng hệ số ICOR (đầu tư/giá trị gia tăng) của Việt Nam còn rất cao, tức là phải dùng rất nhiều vốn để tạo ra được một giá trị gia tăng. Trong khi ở các nước khác hệ số ICOR khoảng 3-4 thì ở Việt Nam hệ số này lên đến trên 10.

Những con số trên cũng cho thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta phần lớn dựa vào tăng cường sử dụng lao động, sử dụng vốn trong khi đó yếu tố về trình độ công nghệ, chất lượng lao động, trình độ quản lý chưa cải tiện đáng kể, nền kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc. Đặc biệt, số lượng lao động kỹ thuật tăng chậm nhất so với các thành phần lao động khác, phản ánh mô hình phát triển kinh tế nước ta vẫn dựa vào công nghệ sử dụng nhiều lao động trình độ thấp.

Theo TS Nguyễn Trí Thành, việc tăng năng suất lao động là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm nếu Việt Nam muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, bài toán an sinh xã hội gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và tăng lương chỉ thực sự có ý nghĩa nếu thực hiện được hai điều: tạo ra cạnh tranh cho lao động cùng nghề, đó là yếu tố tăng năng suất lao động, tăng năng suất vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp khác; bên cạnh đó phải ổn định lạm phát ở mức thấp vì lạm phát cao thì người gánh chịu nhiều nhất là người nghèo, những người thu nhập thấp ở mức cố định.

Gánh nặng từ cơ chế tuyển dụng không minh bạch

Bên cạnh yếu tố đào tạo, một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của nước ta tăng chậm là bất cập trong cơ chế tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Việc lỏng lẻo trong quản trị doanh nghiệp, tuyển dụng dựa vào cơ chế “xin - cho”, mối quan hệ thân quen, dựa vào bằng cấp chưa coi trọng thực học, thực tài... đã gây nên tình trạng bất công trong xã hội, người có trình độ không được tận dụng; người không có năng lực, không làm được việc vẫn phải giữ lại vì khó có thể sa thải bởi nhiều lý do.

Điển hình, thời gian qua có thông tin, riêng tỉnh Nghệ An đã có khoảng 7.000 cử nhân nhận văn bằng tốt nghiệp loại giỏi, khá không có việc làm. UBND tỉnh Nghệ An còn gửi văn bản cho các sở, ban, ngành trong tỉnh đề nghị không nhận thêm bất cứ một ai vì quá ứ thừa lao động. Dẫn đến tình trạng một lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ phải đi tìm kế khác để mưu sinh, mai một hết chuyên môn. Điều này cho thấy tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong nguồn nhân lực, có lĩnh vực thì rất thiếu nhân lực, có lĩnh vực thì thừa vô kể không biết xếp vào đâu. Mà nhân lực có trình độ phải mất biết bao nhiêu công sức, tiền của đào tạo nhưng bây giờ thất nghiệp không có việc làm thì quả là một sự lãng phí.

Ở khía cạnh khác, GS.TS Hoàng Chí Bảo - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ ra nguyên nhân của tình trạng sắp xếp nguồn nhân lực không hợp lý rằng, riêng hệ thống cơ quan Nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành nước ta có khoảng 3 triệu công nhân viên chức; trong đó lộ ra một hiện trạng là khoảng 840.000 công chức, chiếm gần 1/3 số lượng công chức hiện nay Nhà nước gần như phải “nuôi” không, trả lương cho không vì không làm được việc, không có chuyên môn, đào tạo chấp vá không cơ bản, không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, còn có thêm khoảng 30% lao động trong số 3 triệu công chức, viên chức nói trên chỉ làm được những công việc đơn giản gọi là “cầm tay chỉ việc”.

Như vậy, chỉ còn lại khoảng 30% lao động trong đội ngũ công chức, viên chức Nhà nước là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Số lao động này rất thiệt thòi bởi vì phải choàng gánh công việc cho những người kia nhưng lương chỉ được hưởng theo mức bình quân chung. Đó là một điều rất đáng giận! Việc “nuôi báo cô” cả một đội ngũ lao động lớn, đông đảo như thế là một gánh nặng của Nhà nước, làm căng thẳng thêm bất công trong xã hội.

Đó là bài toán nhức nhối trong quản lý nhân lực của nước ta hiện nay nhưng rất khó giải quyết. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh qua các năm nhưng lao động làm việc trong khu vực Nhà nước vẫn tiếp tục gia tăng, cho thấy việc tinh giảm biên chế trong khu vực này có vấn đề!

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Gia Hảo chia sẻ: “Ở lứa tuổi như tôi chắc nhiều người vẫn nhớ tại các trường đại học ngày xưa, trong môn Kinh tế Chính trị mọi người đều thuộc lòng câu nói của Lê Nin “Chế độ nọ hơn chế độ kia ở năng suất lao động”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Do đó, trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải chú ý đến công tác quản trị, trong đó đặt vấn đề năng suất lao động là vấn đề cốt lõi cần quan tâm hàng đầu, chú trọng công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ đội ngũ cán bộ, ưu tiên hàng đầu cho việc bồi dưỡng nhân tài… xem đó là một bước đột phá trong phát triển. Để thực hiện được những việc này, chính sách đào tạo, đãi ngộ, tuyển dụng công bằng, công khai, minh bạch là những vấn đề quan trọng không thể tách rời.

Mai Phương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
AVPL/SJC HCM 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 ▼50K 11,250 ▼50K
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 ▼50K 11,240 ▼50K
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 115.500
TPHCM - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Hà Nội - PNJ 113.000 115.500
Hà Nội - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 113.000 115.500
Đà Nẵng - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Miền Tây - PNJ 113.000 115.500
Miền Tây - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 115.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 115.190
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 114.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 114.250
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 86.630
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 67.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 48.120
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 105.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 70.480
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 75.100
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 78.550
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 43.390
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 38.200
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 11,540
Trang sức 99.9 11,080 11,530
NL 99.99 10,750 ▼100K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,750 ▼100K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 11,600
Miếng SJC Thái Bình 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Cập nhật: 14/05/2025 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16290 16558 17139
CAD 18109 18384 18998
CHF 30289 30664 31312
CNY 0 3358 3600
EUR 28406 28672 29705
GBP 33721 34109 35056
HKD 0 3194 3396
JPY 169 173 179
KRW 0 17 19
NZD 0 15119 15710
SGD 19401 19681 20209
THB 695 758 812
USD (1,2) 25694 0 0
USD (5,10,20) 25733 0 0
USD (50,100) 25761 25795 26137
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,780 25,780 26,140
USD(1-2-5) 24,749 - -
USD(10-20) 24,749 - -
GBP 34,104 34,197 35,112
HKD 3,270 3,279 3,379
CHF 30,478 30,573 31,424
JPY 172.66 172.97 180.68
THB 743.09 752.26 805.59
AUD 16,563 16,623 17,070
CAD 18,378 18,437 18,932
SGD 19,610 19,671 20,291
SEK - 2,625 2,717
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,829 3,962
NOK - 2,461 2,550
CNY - 3,564 3,661
RUB - - -
NZD 15,086 15,227 15,669
KRW 17.03 17.76 19.09
EUR 28,605 28,628 29,847
TWD 770.99 - 933.43
MYR 5,639.84 - 6,368.11
SAR - 6,805.15 7,162.95
KWD - 82,177 87,492
XAU - - -
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,770 25,780 26,120
EUR 28,452 28,566 29,668
GBP 33,916 34,052 35,023
HKD 3,262 3,275 3,381
CHF 30,354 30,476 31,375
JPY 171.89 172.58 179.66
AUD 16,458 16,524 17,055
SGD 19,594 19,673 20,210
THB 759 762 796
CAD 18,293 18,366 18,877
NZD 15,157 15,665
KRW 17.53 19.31
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25770 25770 26130
AUD 16455 16555 17123
CAD 18286 18386 18941
CHF 30515 30545 31433
CNY 0 3561 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28678 28778 29553
GBP 34011 34061 35174
HKD 0 3355 0
JPY 172.91 173.91 180.42
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15219 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19554 19684 20415
THB 0 723.6 0
TWD 0 845 0
XAU 11850000 11850000 12050000
XBJ 11000000 11000000 12050000
Cập nhật: 14/05/2025 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,780 25,830 26,180
USD20 25,780 25,830 26,180
USD1 25,780 25,830 26,180
AUD 16,505 16,655 17,719
EUR 28,735 28,885 30,057
CAD 18,237 18,337 19,649
SGD 19,635 19,785 20,252
JPY 173.45 174.95 179.53
GBP 34,124 34,274 35,550
XAU 11,798,000 0 12,002,000
CNY 0 3,446 0
THB 0 759 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 14/05/2025 12:00