Lưới điện thông minh – cơ hội cho năng lượng tái tạo tăng tốc

08:20 | 23/11/2019

546 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 21/11/2019, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đã tổ chức Hội thảo tham vấn tổng kết “Đánh giá và Đề xuất Khung pháp lý cho Ứng dụng lưới điện thông minh để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả cho Việt Nam”.

Tới dự Hội thảo có đại diện của các bộ ban ngành liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty thành viên, các đối tác phát triển quốc tế, giảng viên trường đại học tại Việt Nam, các nhà đầu tư tư nhân cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác kỹ thuật song phương “Lưới điện Thông minh cho Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng” giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam.

luoi dien thong minh co hoi cho nang luong tai tao tang toc
Ông Tobias Cossen - Giám đốc Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Tuệ Quang - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực - cho biết, để thúc đẩy việc thực hiện Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 8/11/2012, Cục Điều tiết Điện lực với sự hỗ trợ, phối hợp của GIZ và chuyên gia tư vấn quốc tế đã nghiên cứu và đưa một số đề xuất quan trọng đối với khung pháp lý cần được quy định trong thời gian tới.

"Tại hội thảo lần này, chúng tôi kỳ vọng sẽ nhận được các ý kiến thảo luận, góp ý của các cán bộ chuyên gia kỹ thuật để cùng với Tư vấn rà soát, đánh giá và đề xuất khung pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế của lưới điện thông minh và hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn sắp tới" - ông Quang nhấn mạnh.

Về phía Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ, - cũng đã có đôi lời chia sẻ về tình hình thực hiện Dự án và kỳ vọng kết quả đạt được thông qua Dự án. Ông

Chia sẻ về tình hình của ngành năng lượng tái tạo Việt Nam, ông Tobias Cossen - Giám đốc Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng nêu rõ : “Khi chứng kiến tốc độ phát triển các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng nhanh tại Việt Nam trong một năm trở lại đây và kế hoạch tương đối tham vọng tới năm 2030 (đặc biệt là các nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió vốn thay đổi theo điều kiện thời tiết), chúng ta có thể thấy Hệ thống điện Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cả về kỹ thuật và tài chính. Vì vậy cần phải nhanh chóng bổ sung các quy định pháp lý phù hợp để cho phép tích hợp tỷ lệ cao các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo mà không làm ảnh hưởng tới độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng của Hệ thống điện cũng như hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới giá điện bình quân toàn Hệ thống.”

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế đã trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá khung pháp lý hiện tại của Việt Nam, đưa ra các bài học kinh nghiệm quốc tế, đồng thời đề xuất khung pháp lý quan trọng cho ứng dụng Lưới điện Thông minh để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu tập trung vào việc xác định và phân tích các khoảng trống quan trọng về khung pháp lý và những quy định chưa có trong quy định hiện hữu tại Việt Nam liên quan tới ứng dụng lưới điện thông minh tại Việt Nam cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, bao gồm: (i) Các quy định về tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo; (ii) Các quy định để triển khai các công nghệ năng lượng thông minh; (iii) Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nghệ năng lượng thông minh, các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn liên kết lưới điện.

Trên cơ sở đánh giá các quy định còn chưa có trong Khung pháp lý hiện tại của Việt Nam đối chiếu với các bài học kinh nghiệm quốc tế, nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế đã chỉ rõ Việt Nam có Chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo rõ ràng với mục tiêu và chiến lược cụ thể. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo rõ ràng thông qua cơ chế giá FIT hấp dẫn với Hợp đồng mua bán điện (PPAs) dài hạn và trợ cấp về các loại thuế liên quan tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn của các Dự án năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở phía người sử dụng điện lại chưa được quan tâm đúng mức. Các Hợp đồng mua bán điện (PPAs) hiện mới dừng lại ở việc ký với 1 bên mua duy nhất là EVN trong khi Cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPAs) cho phép các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo bán trực tiếp điện cho các khách hàng sử dụng điện lớn mới chỉ ở bước lên kế hoạch thực hiện thí điểm. Ngoài ra, việc phê duyệt tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo lớn tập trung chủ yếu vào một số vùng lãnh thổ nhất định và chưa đồng bộ với hiện trạng và tiến độ đầu tư lưới truyền tải điện; và cơ chế giá FIT hiện hữu chưa phản ánh theo tín hiệu giá thị trường điện.

Trên cơ sở đó, nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế đưa ra một số khuyến nghị đối với khung pháp lý và quy định hiện hữu tại Việt Nam. Cụ thể là: các cơ chế khuyến khích các nhà máy điện năng lượng tái tạo tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ; các cơ chế kiểm soát quá tải lưới điện, hạn chế giảm phát của các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với xu hướng tích hợp tỷ lệ cao năng lượng tái tạo; cũng như các cơ chế khuyến khích lắp đặt hệ thống lưu trữ năng lượng và cho phép sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ để tăng tính linh hoạt và độ tin cậy của hệ thống điện. Ngoài ra còn có các đề xuất khác là các cơ chế thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải (DR) và các cơ chế khuyến khích vận hành mô hình nhà máy điện ảo (VPP).

M.L

luoi dien thong minh co hoi cho nang luong tai tao tang tocXây dựng Quy hoạch điện VIII: Điểm gì mới?
luoi dien thong minh co hoi cho nang luong tai tao tang tocEVN hoàn thành vượt tiến độ một số công trình lưới điện
luoi dien thong minh co hoi cho nang luong tai tao tang tocCác dự án nhiệt điện than tiếp tục bị cắt giảm