Loạn giá cá tầm lậu Trung Quốc, đề nghị xử nghiêm kẻ tiếp tay
Theo đó, nhận được nhiều thông tin báo chí về tình trạng buông lỏng quản lý, dấu hiệu tiếp tay cho nhập lậu cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam gây tác động lớn đến giá cá tầm trong nước, cũng như nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời tạo tiền lệ cho hàng lậu, gian lận xuất xứ hoành hành tại Việt Nam, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lực lượng hải quan, quản lý thị trường xử lý thông tin, kiểm soát chặt hoạt động nói trên.
![]() |
Cá tầm Trung Quốc gây loạn giá và nhiều nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam do việc thiếu kiểm soát, ngăn chặn |
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các đối tượng tiếp tay cho hoạt động nhập lậu, buôn bán cá tầm lậu tại Việt Nam.
Theo các thông tin báo chí phản ánh, hiện tượng cá tầm Trung Quốc nhập về Việt Nam không chỉ gây xáo trộn hoạt động nuôi trồng loại cá đặc sản này ở một số địa phương miền núi phía Bắc, trong đó nhiều nhất là Sapa.
Giá các loại cá tầm nhập lậu Trung Quốc được bán trên thị trường, bán buôn cho thương lái, hoặc bán lẻ có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng/kg, trà trộn và không phân biệt được nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm cũng như dịch bệnh.
Trong khi đó, các loại cá tầm của Việt Nam được nuôi trồng tại Sapa có giá từ khoảng 170.000 đồng/kg, xuất từ các trang trại, giá bán ra thị trường từ khoảng 200.000 đến 240.000 đồng/kg.
Việc cá tầm nhập lậu Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam, giả các loại cá tầm trong nước trước mắt khiến giá cá tầm nuôi trong nước giảm rất mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ hoặc xuất khẩu loại đặc sản này.
Lo ngại hơn, các loại dịch bệnh có thể lây nhiễm, lan truyền từ Trung Quốc về Việt Nam, đặc biệt khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc chưa tìm ra nguồn gốc của virus corona.
Cuối năm 2020, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) phát hiện và bắt giữ lô hàng cá tầm Trung Quốc nhập về Việt Nam. Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trị giá khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về, tang vật vi phạm được định giá lên đến 4 tạ kg cá tầm Trung Quốc trị giá hơn 400 triệu đồng.
Theo cơ quan chức năng, phần lớn cá tầm Trung Quốc được nuôi công nghiệp, sử dụng nhiều kháng sinh, thức ăn tăng trọng, riêng việc được kiểm soát dịch bệnh và mức độ an toàn thực phẩm không có nên nguy cơ cho sức khỏe người ăn là rất lớn.
Ngoài cá tầm, thời điểm cuối năm, cận Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều khả năng các loại hàng lậu như gà, vịt, trứng hoặc các loại trái cây, hàng tiêu dùng, may mặc từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam qua đường mòn lối mở sẽ gia tăng.
Theo Dân trí
-
Mỹ gọi Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất"
-
Trung Quốc lên tiếng khi Đức sắp đưa tàu chiến tới Biển Đông
-
Mỹ và đồng minh dùng "ngoại giao vắc xin" kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc
-
Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về số lượng tỷ phú đô la
-
Biển Đông nhìn từ các phía (Kỳ cuối)
-
Trung Quốc bất ngờ tăng nhập khẩu thép, Việt Nam hưởng lợi
- Để không phải “giải cứu” nông sản
- Cam sành đặc sản giá siêu rẻ 8.000 đồng/kg, tiểu thương tiết lộ sự thật
- Rà soát quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 10 ưu tiên hợp tác kinh tế phục hồi hậu Covid-19
- Thích ứng với chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô
- Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên sau hơn 1 tháng "bất động" vì Covid-19
-
Kim ngạch thương mại Việt - Anh bứt phá ngoạn mục
-
Thích ứng với chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô
-
Ô tô Trung Quốc muốn "làm mưa làm gió" ở Việt Nam không hề dễ dàng
-
Tăng vọt số lượng ô tô dán thẻ thu phí tự động không dừng
-
Sự hà khắc của "hàng xóm" và cuộc "chữa cháy" chóng vánh nông sản Hải Dương