Liệu Mỹ và đồng minh có đạt được thỏa thuận cấm xuất khẩu mọi thứ sang Nga?

11:46 | 21/04/2023

714 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các quan chức từ nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới G7 đang thảo luận về ý tưởng cấm gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Nga trong một động thái khác nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Nga.
Liệu Mỹ và đồng minh có đạt được thỏa thuận cấm xuất khẩu mọi thứ sang Nga?

Các quan chức G7 đang thảo luận về ý tưởng này trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo tại Nhật Bản vào tháng tới, với mục tiêu đưa EU trở thành khu vực cấm gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu sang Nga, theo nguồn tin của Bloomberg.

Tuy nhiên, việc EU thực hiện các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên. Điều này sẽ tạo ra nhiều khác biệt giữa các quốc gia EU, cũng như lo ngại về các động thái trả đũa từ Nga.

Theo các biện pháp trừng phạt hiện hành, tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Nga đều được phép trừ khi bị trừng phạt. Nếu một lệnh cấm gần như hoàn toàn việc xuất khẩu sang Nga được thông qua, nó sẽ làm đảo lộn cơ chế trừng phạt - tất cả hoạt động xuất khẩu sẽ bị cấm trừ khi được miễn trừ.

Một nguồn tin cho biết, thực phẩm, nông sản và thuốc men gần như chắc chắn sẽ được miễn trừ khỏi mọi lệnh cấm và trừng phạt.

Trước đó, EU và G7 đã cấm một số mặt hàng xuất khẩu sang Nga. Điển hình như, EU không thể xuất khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ cần thiết cho lọc dầu, thiết bị, công nghệ và dịch vụ của ngành năng lượng, ô tô hạng sang, đồng hồ và đồ trang sức, hàng hóa và công nghệ hàng không, hay công nghiệp vũ trụ,...

Bất chấp các lệnh cấm xuất khẩu hiện có, Nga đã cố gắng nhập khẩu gián tiếp một số hàng hóa bị cấm thông qua các nước thứ ba.

Một số lệnh cấm quan trọng nhất đối với Nga, nhằm làm tổn hại doanh thu của Nga, là lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và nhiên liệu của Nga tại EU. EU, G7, Úc và các đồng minh khác cũng đã cấm các dịch vụ vận tải hàng hải từ ngày 5/12/2022 đối với việc vận chuyển dầu thô của Nga đến các nước thứ ba nếu dầu được mua trên mức giá trần 60 USD/thùng.

Nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Nga bằng đường biển cũng bị cấm ở EU kể từ đầu tháng 2/2023. Trong khi đó, dòng nhiên liệu của Nga đến các nước thứ ba cũng được điều chỉnh bởi giá trần, tương tự như giá trần đối với dầu thô của Nga, nếu giao dịch được thực hiện thông qua các công ty bảo hiểm phương Tây.

Mức trần đối với dầu diesel của Nga là 100 USD/thùng, trong khi mức trần đối với các sản phẩm dầu mỏ chi phí thấp hơn là 45 USD/thùng.

Liệu Mỹ có mua lại dầu dự trữ chiến lược trong năm nay? Liệu Mỹ có mua lại dầu dự trữ chiến lược trong năm nay?
Xăng dầu Mỹ chờ đợi chất xúc tác tăng giá tiếp theo Xăng dầu Mỹ chờ đợi chất xúc tác tăng giá tiếp theo

Bình An