Liệu Hoa Kỳ có thể rút khỏi Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu?

12:40 | 06/11/2019

2,806 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, Chính quyền Trump đã bắt đầu quá trình chính thức rút Hoa Kỳ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Đây là hành động mà nhiều chính khách Hoa Kỳ cho là “chống lại lợi ích và ý chí của người dân Mỹ”.
lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau
Tổng thống Mỹ đang hứng chịu nhiều chỉ trích từ quyết định rút khởi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Quá trình rút khỏi thỏa thuận Paris của Hoa Kỳ sẽ mất thời gian tối thiểu một năm, do đó, nếu hồ sơ đệ trình lên Liên Hợp Quốc được xử lý ngày 4/11/2019, Hoa Kỳ sẽ không còn là thành viên của Thỏa thuận Paris kể từ ngày 4/11/2020 - một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống và một tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu COP26 tổ chức ở Anh. Nhưng thực tế có khá nhiều nhà chính trị và doanh nghiệp Hoa Kỳ đang phản đối mạnh mẽ quyết định trên của Tổng thống Donal Trump.

Năm 2019, mối đe doạ biến đổi khí hậu đối với người Mỹ thậm chí còn rõ ràng hơn so với hai năm trước, khi Trump lần đầu tiên tuyên bố ý định rút khỏi hiệp định Paris. Theo Báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia do những nhà khoa học hàng đầu của Mỹ công bố, biến đổi khí hậu đã tác động lên mọi lĩnh vực và khu vực ở Mỹ, đe doạ đến sức khoẻ, nhà cửa và sinh kế của hàng triệu người Mỹ.

Tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất trong lịch sử Mỹ và 5 năm trở lại đây là những năm nóng nhất từng được ghi nhận. Nước Mỹ đã chịu tổn thất trên 400 tỷ USD do các thảm hoạ thời tiết và khí hậu gây ra kể từ năm 2014. Dự báo kinh tế Mỹ sẽ mất hàng trăm tỷ USD hàng năm do tác động của biến đổi khí hậu cho đến cuối thế kỷ này. Trong đó, ước tính việc nước biển dâng, sự gia tăng các trận bão lớn và ngập lụt đe doạ hạ tầng và các tài sản ven biển trị giá 1.000 tỷ USD.

Việc rút khỏi Thoả thuận Paris cũng sẽ khiến Mỹ mất đi các cơ hội về tài chính rất lớn. Việc chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp được dự báo tạo ra trên 26.000 tỷ USD lợi ích kinh tế trên toàn cầu cho đến năm 2030.

Tuy nhiên trong khi chính phủ liên bang Hoa Kỳ lùi bước, các tiểu bang, thành phố và doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã đẩy mạnh những nỗ lực giảm phát thải đầy tham vọng. Những nhà lãnh đạo khí hậu này đã liên tục phản đối ý định rút khỏi Thoả thuận Paris của chính quyền Trump. Họ đã phản ứng với quyết định lùi bước của Nhà Trắng bằng cách tiết lộ kế hoạch huy động một phái đoàn đại diện cho các nhà lãnh đạo Mỹ (không phải cấp liên bang) tại các cuộc đàm phán về khí hậu ở COP 25 sắp tới tại Madrit, nơi họ cũng sẽ tổ chức Trung tâm Hành động Khí hậu của Hoa Kỳ.

Đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp mà Liên minh “Chúng tôi vẫn ở lại”, với sự lãnh đạo và hậu thuẫn tài chính của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về hành động chống biến đổi khí hậu Michael Bloomberg, tham gia để lấp đầy khoảng trống khi lãnh đạo liên bang Hoa Kỳ không tham dự các cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc.

lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau
Người dân Mỹ biểu tình yêu cầu chính quyền Donal Trump thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu.

Bất chấp quyết định của Trump, một số phân tích công bố năm ngoái cho thấy các cam kết khí hậu từ các nhà lãnh đạo (không phải cấp liên bang) của Hoa Kỳ có thể đáp ứng đủ hai phần ba mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Hoa Kỳ theo Hiệp định Paris. Từ đó cho đến nay, các thành viên và doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn luôn đẩy nhanh các hoạt động thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính và cam kết hành động nhiều hơn nữa.

Cụ thể, Liên minh của các tiểu bang, thành phố và doanh nghiệp Hoa Kỳ đã cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris hiện chiếm gần 70% GDP của Hoa Kỳ và gần 65% dân số Hoa Kỳ. Năm 2019, bảy tiểu bang mới đã ban hành luật năng lượng sạch 100%. Các cam kết tương tự đã được đưa ra ở năm bang nữa, nếu luật được ban hành, sẽ có gần 25% tổng nhu cầu điện của Hoa Kỳ cam kết sử dụng 100% năng lượng sạch.

Có tới 62 công ty đang sản xuất kinh doanh tại Hoa Kỳ, bao gồm nhiều công ty trong Fortune 500, đã cam kết sử dụng 100% năng lượng sạch. Có thể kể đến như Apple Inc., Bank of America, Starbucks và các công ty khác đã thực hiện cam kết RE100 (năng lượng sạch 100%) các doanh nghiệp này có mức vốn hóa thị trường trên 7,8 ngàn tỷ USD.

Sự ủng hộ Thỏa thuận Paris và hành động chống biến đổi khí hậu cũng đã tăng lên trên khắp nước Mỹ. Trong đó, có hơn 77% cử tri đăng ký bầu cử ủng hộ Hoa Kỳ tiếp tục tham gia Thỏa thuận Khí hậu Paris, bao gồm hầu hết tất cả các cử tri đảng Dân chủ (92%), ba phần tư cử tri không đảng phái (75%), và đa số cử tri đảng Cộng hòa (60%).Hơn 3.800 nhà lãnh đạo chính quyền địa phương, bộ lạc và chính quyền cấp bang ở Hoa Kỳ, khu vực tư nhân và những thành viên khác vẫn cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris.

Nhận định về vấn đề rút khỏi thỏa thuận Paris, ông Michael R. Bloomberg - Đặc phái viên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về hành động chống biến đổi khí hậu cho rằng: “Từ bỏ Thỏa thuận Paris là một sự từ bỏ sự lãnh đạo mà đại đa số người Mỹ phản đối. Người Mỹ muốn hành động để chống biến đổi khí hậu, và công chúng sẽ thực hiện những gì Washington sẽ không làm - và chúng tôi là như vậy. Tổ chức Bloomberg Philanthropies đang hỗ trợ hàng ngàn thành phố, tiểu bang, doanh nghiệp và tổ chức cam kết giúp Hoa Kỳ đạt được các mục tiêu chúng tôi đặt ra theo Thỏa thuận Paris.

Đặc phái viên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Michael R. Bloomberg nhấn mạnh: “Hướng về năm 2020, người dân Mỹ phải bầu ra những nhà lãnh đạo sẽ đương đầu với biến đổi khí hậu và đặt sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng lên hàng đầu. Cho đến lúc đó, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu với cuộc khủng hoảng khí hậu với sự cấp bách cần thiết, theo từng thành phố và từng tiểu bang. Chúng tôi không thể chờ đợi nữa.”

Ngày càng có nhiều người Mỹ quan tâm đến biến đổi khí hậu, và biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Về tương lai và hành động của Chính quyền Hoa Kỳ đối với Thỏa thuận Paris vẫn chưa được định đoạt nhưng chắc chắn một điều rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là một bên tham gia Thỏa thuận Paris cho đến ít nhất là tháng 11 năm 2020, và tùy thuộc vào kết quả bầu cử tổng thống, Hoa Kỳ vẫn có thể tái gia nhập Thoả thuận Paris.

Thành Công

lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau

Giải pháp tối ưu chống biến đổi khí hậu
lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật buộc nước này duy trì Thỏa thuận khí hậu Paris
lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau

Tổng giám đốc WHO: Không thể trì hoãn hành động chống biến đổi khí hậu
lieu hoa ky co the rut khoi thoa thuan paris ve bien doi khi hau

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu