Lập đường dây nóng xử lý nhanh để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

14:56 | 21/03/2021

249 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam đã thống nhất lập đường dây nóng (hotline) hoạt động 24/7 giữa 3 đơn vị để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Nâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Bắt đầu từ hành động cụ thểNâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Bắt đầu từ hành động cụ thể
Ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng trong năm nayBan hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng trong năm nay
Giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dụcGiải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục
Tạo “lá chắn” vững chắc bảo vệ trẻ emTạo “lá chắn” vững chắc bảo vệ trẻ em
Lập đường dây nóng xử lý nhanh để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Ảnh minh họa

Theo đại diện Cục Trẻ em, khi Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 ra đời, hỗ trợ trực tiếp nhiều phụ huynh và trẻ em thì việc thành lập đường dây nóng để các cơ quan chức năng hỗ trợ lẫn nhau cũng là điều cần thiết. Đặc biệt khi thực tế hiện nay có quá nhiều nội dung độc hại khó lường với trẻ nhỏ xuất hiện trên mạng xã hội.

Cục An toàn thông tin là đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trực tiếp soạn thảo Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025", Cục An toàn thông tin cùng với Cục Trẻ em đã làm việc với đại diện Công ty TNHH công nghệ TikTok Việt Nam.

Các đơn vị đã thống nhất thiết lập đường dây nóng, thường xuyên trao đổi, cập nhật những thông tin, vụ việc xảy ra trên các kênh TikTok nhằm xử lý nhanh những nội dung tương tự như vụ đưa thông tin độc hại với trẻ em trên kênh TikToker Thơ Nguyễn có thể lặp lại hoặc sẽ phát sinh trong tương lai; tránh tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng mạng và các cơ quan truyền thông lên án mới xử lý.

Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đề nghị TikTok tăng cường kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao để cập nhật thêm kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng cũng như lịch sử của Việt Nam cho đội ngũ nhân viên kiểm duyệt nội dung. Đội ngũ này cần nhạy cảm, ý thức sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, giá trị đạo đức của Việt Nam, nhất là khi họ duyệt nội dung cho đối tượng trẻ em.

Đồng thời, TikTok cần nghiên cứu bổ sung các nội dung tốt, phù hợp với trẻ em vào các chương trình cộng đồng, góp phần "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu", tham gia hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.

N.H