Làm đẹp với khuynh hướng thẩm mỹ hiện đại
Theo bác sĩ Gerard Vĩnh – Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện Pháp – Việt (FV), nâng mũi và điều trị rạn da không phẫu thuật là hai phương pháp thẩm mỹ đang được ưa chuộng vì an toàn, không đau, hiệu quả nhanh và chi phí vừa phải. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ra về và trở lại sinh hoạt bình thường ngay trong ngày.
Với nâng mũi không phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng kim đầu tròn hoặc thiết bị điện tử để tiêm chất làm đầy (Fillers) vào phần mũi cần nâng cao (sóng mũi hoặc đầu mũi). Ưu điểm của kỹ thuật này là không đau, không sưng, không dị ứng và mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho cánh mũi. Chất làm đầy dùng trong thủ thuật rất an toàn cho cơ thể và thường tự tan sau khoảng 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiêm lại để duy trì vẻ đẹp cho cánh mũi.
Cùng với ưu điểm không đau và không gây tai biến là phương pháp điều trị rạn da không phẫu thuật ứng dụng công nghệ Carboxytheraphy bằng khí CO2. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để bắn khí CO2 vào vùng da bị rạn, chùng nhão như bụng, ngực, cánh tay, mông, đùi… Không chỉ giúp cải thiện tình trạng rạn da, phương pháp này còn giúp xóa các vết nám sậm màu dưới da, quầng thâm dưới mi mắt chỉ sau một đến hai lần điều trị. So với phương pháp phẫu thuật căng da bụng, công nghệ Carboxytheraphy không để lại sẹo nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.
Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh – Phó khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Tạo hình Bệnh viện Sài Gòn ITO cho biết: Khuynh hướng làm đẹp mới hiện nay còn có kỹ thuật ứng dụng công nghệ tế bào gốc tự thân (có nguồn gốc từ mỡ) vào việc chống lão hóa, kỹ thuật cấy mỡ tự thân làm căng ngực thay vì đặt túi ngực, độn túi bắp chân, túi đùi, túi mông …
Mai Phương
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số