Kỹ thuật có thể giúp hàng ngàn trẻ dị tật bẩm sinh có "cuộc đời mới"

14:00 | 16/01/2022

204 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 41.000 trẻ mắc dị tật, trong đó, số trẻ mắc dị tật nặng khoảng 20.000 ca.
Bộ Y tế: Các bệnh cần tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinhBộ Y tế: Các bệnh cần tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh
Hành trình 10 năm tìm lại nụ cười của em bé bị dị tật xương hàm bẩm sinhHành trình 10 năm tìm lại nụ cười của em bé bị dị tật xương hàm bẩm sinh

Mắc dị tật bẩm sinh làm cho không chỉ gia đình mà chính đứa trẻ đó khổ cả cuộc đời, trở thành gánh nặng của xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi, các nhân viên y tế có thể cứu chữa được các bệnh lý phức tạp, nguy hiểm với tỷ lệ thành công tới 90%, hạn chế các ca tử vong đáng tiếc, giúp trẻ sinh ra không còn bị dị tật, phát triển bình thường. Khi đó, tỷ lệ trẻ tật nguyền, di chứng bào thai giảm rõ rệt trong cộng đồng dân cư.

Kỹ thuật có thể giúp hàng ngàn trẻ dị tật bẩm sinh có "cuộc đời mới"
Một ca mổ can thiệp bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Với y học bào thai, thai nhi được xem như là một bệnh nhân, nếu được triển khai rộng sẽ mở ra cơ hội cứu sống cho hàng ngàn sinh mạng.

PGS Ánh chia sẻ: ""Nếu thai nhi có bệnh cần phải điều trị sớm, thì các kỹ thuật của y học bào thai có thể chữa cho thai nhi ngay trong bụng mẹ. Việc này giúp cứu sống thai nhi hoặc tránh các dị tật nặng nề khi đứa trẻ chào đời. Chất lượng dân số cũng sẽ được tăng cường, vì những em bé bị tật nguyền, di chứng do bệnh lý trong bào thai sẽ giảm đi đáng kể trong cộng đồng", PGS Ánh phân tích.

Kỹ thuật can thiệp bào thai thực hiện trên các mạch máu nhỏ, dải xơ khó tìm, nhưng vẫn phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thai nhi đang sống trong buồng ối, phải bảo đảm màng ối còn nguyên vẹn và không nhiễm trùng.

Việc này đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ cao, khéo tay, tinh mắt và phối hợp tốt giữa siêu âm và nội soi".

Theo PGS Ánh, 5 năm trước, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhận đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước từ Bộ Khoa học và Công nghệ về can thiệp bào thai. Bệnh viện đã cử 3 bác sĩ sang Pháp học tập. Đến nay, kỹ thuật can thiệp bào thai đã được triển khai thường quy và bệnh viện đã tổ chức đào tạo cho hàng nghìn bác sĩ tuyến dưới sàng lọc chẩn đoán trước sinh, để tư vấn thai phụ không may có bệnh lý.

"Hàng trăm thai nhi mắc hội chứng như truyền máu song thai; dải xơ buồng ối..., đã được cứu sống nhờ kỹ thuật can thiệp bào thai", PGS Ánh cho hay.

Các thai phụ khi có dấu hiệu nghi ngờ thai dị tật sẽ được khám, quản lý tại Đơn vị can thiệp bào thai trực thuộc Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Đơn vị can thiệp bào thai sẽ là nơi thực hiện mô hình khép kín trong việc chăm sóc sản phụ có vấn đề về sản khoa, rối loạn di truyền.

Theo Dân trí

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.