Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: “2 trong 1” vẫn phù hợp?

06:50 | 30/06/2018

1,181 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chính thức khép lại nhưng còn nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vẫn còn lúng túng, đặc biệt là khâu ra đề thi. Thực tế có đúng vậy không?  

Đề thi nằm trong chương trình học

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 là năm thứ 4 Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi “2 trong 1”, nghĩa là kết quả thi vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

ky thi thpt quoc gia 2018 2 trong 1 van phu hop
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thị sát điểm thi Trường THPT Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội)

4 năm là một chặng đường chưa hẳn dài và việc thay đổi hoàn toàn cách thức tổ chức một kỳ thi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội. Có thể thấy, qua 4 năm, những hạn chế của kỳ thi đã được Bộ GD&ĐT dần khắc phục và đến nay chưa thể đánh giá Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thành công khi mùa tuyển sinh vẫn còn ở phía trước, nhưng có thể nhìn nhận những tiến bộ của kỳ thi năm nay.

Nhắc đến kỳ thi “2 trong 1”, điểm cộng đầu tiên là các thí sinh được tham dự kỳ thi ở ngay nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, giảm rất nhiều về kinh phí cũng như sức lực cho thí sinh cũng như cha mẹ, tạo tâm lý thoải mái cho học sinh tham gia tốt kỳ thi. Tuy nhiên, việc một kỳ thi để lấy 2 kết quả cho 2 mục đích có vẻ như không tương xứng về trình độ, thì khâu quyết định tối quan trọng là ra đề thi.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018, không chỉ học sinh mà ngay cả các chuyên gia giáo dục cũng “kêu ca” đề thi khó và dài.

Trả lời báo giới về đề thi, ông Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết: Đây là năm thứ 2 Bộ GD&ĐT xây dựng đề thi chỉ 1 môn tự luận, còn lại là trắc nghiệm, mỗi phòng thi có 24 mã đề. Hội đồng ra đề tuân thủ đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia. Nội dung thi đều nằm trong chương trình lớp 12 và lớp 11 (kiến thức lớp 12 chiếm 80-85%), không vượt quá chương trình các em đã học. Cấu trúc đề thi giữ nguyên, không thay đổi so với năm 2017.

ky thi thpt quoc gia 2018 2 trong 1 van phu hop

Theo ông Hồng, một số ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT thay đổi cách ra đề thi là không chính xác, vì vẫn có 60% kiến thức cơ bản, 40% nâng cao, nhưng phần nâng cao vẫn nằm trong chương trình học. Còn việc so sánh với năm 2017, độ khó của đề thi năm nay tăng lên là hiển nhiên vì được mở rộng ra cả phần kiến thức lớp 11. “Tuy nhiên, học sinh đã được thông báo sớm việc này ngay từ khi các em đang học lớp 11”, ông Hồng khẳng định.

Ông Hồng cũng cho biết: Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 là năm thứ 2 Bộ GD&ĐT sử dụng ngân hàng đề thi. Về điều này, các nước có nền giáo dục phát triển đã thực hiện từ rất lâu. Và nước sử dụng ngân hàng đề thi chuẩn hóa nhiều nhất là Mỹ (có kỳ thi chuẩn hóa SAT, ACT). Bộ GD&ĐT cũng cân bằng độ khó dễ giữa các đề thi, được học tập từ các tổ chức ra đề chuẩn hóa nổi tiếng như: College Board, Cambridge, Everett Lindquist.

Trả thi đại học về cho các trường?

Có ý kiến cho rằng: Năm 2017, đề thi được cho là dễ và kết quả là Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có những “cơn mưa” điểm 10, nên rút kinh nghiệm, đề thi năm nay Bộ GD&ĐT ra khó hơn. Điều đó cho thấy, Bộ GD&ĐT đang lúng túng và việc một kỳ thi lấy 2 kết quả là quá ôm đồm.

Vậy, Bộ GD&ĐT có nên trả kỳ thi THPT về cho các Sở GD&ĐT và tuyển sinh đại học để cho các trường tự quyết?

Thực tế, ngay từ khi Bộ GD&ĐT có ý tưởng thực hiện kỳ thi “2 trong 1”, nhiều chuyên gia giáo dục đã phản đối vì 2 kỳ thi có 2 mục đích khác nhau. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ từng kiến nghị: Bộ GD&ĐT nên trả việc tuyển sinh đại học về cho các trường.

ky thi thpt quoc gia 2018 2 trong 1 van phu hop
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Trả lời trên Báo Thanh Niên, PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nói: “Bộ GD&ĐT đã đặt ra mục tiêu đề thi sẽ dành tỷ trọng 60% câu hỏi dễ cho việc xét tốt nghiệp, 40% cho việc xét tuyển đại học. Năm ngoái cũng đặt ra mục tiêu này, nhưng thực tế chưa đạt được như mong muốn, nên đề thi năm nay có khó hơn cũng là phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu. Đề năm nay bị “kêu” là khó, nhưng so với các đề thi tuyển sinh đại học trước đây thì có thấm vào đâu. Nói khó là bởi chỉ nghĩ tới mục đích xét tốt nghiệp THPT. Nhưng nên nhớ đây là kỳ thi hai mục tiêu”.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT, cho rằng: Suốt 4 năm thực hiện Kỳ thi THPT Quốc gia, chưa có hiện tượng bất thường nào mang tính phổ thông. Từ Kỳ thi THPT Quốc gia 2015, Bộ GD&ĐT đã liên tục hoàn thiện theo hướng giảm dần những khuyết điểm. Đến nay, trên cơ sở thành công của Kỳ thi THPT Quốc gia 2017, sang năm 2018, Bộ GD&ĐT chỉ điều chỉnh một chút về mặt kỹ thuật để tăng thêm độ tin cậy của kỳ thi. Và Bộ GD&ĐT khẳng định, kỳ thi 2 mục đích vẫn còn phù hợp”.

“Sau khi sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ, lúc ấy Bộ GD&ĐT sẽ có những tổng kết về kỳ thi THPT Quốc gia, từ đó chúng ta mới có đủ cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn để đưa ra phương án phù hợp”, ông Trinh nói.

Theo thống kê, tỷ lệ thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đạt trên 99%. Kết thúc kỳ thi, 77 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó 73 trường hợp bị đình chỉ do mang điện thoại di động và tài liệu vào phòng thi. 3 thí sinh bị cảnh cáo, 1 thí sinh bị khiển trách. Không có giám thị nào vi phạm quy chế thi.

Huyền Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.