Kỳ lạ với cách viên tịch của những vị Thiền sư

07:15 | 05/04/2016

4,092 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều Thiền sư thời xưa chọn phương pháp viên tịch kỳ lạ mà cho tới nay khoa học chưa thể giải thích được!

Nếu có nhận thức đúng đắn về sinh mệnh và nắm được rõ Phật pháp thì có thể phá tan màn sương mù về cái chết, có thể vượt qua giới hạn của thời không, an nhiên đối diện cái chết, và xem cái chết trở thành việc tốt đẹp. Như câu chuyện Thiền sư Thiện Chiếu ở Phần Dương mỉm cười đón nhận cái chết, đó là cái chết đẹp “đến vì mọi người, đi vì mọi người”.

ky la voi cach vien tich cua nhung vi thien su

Thiền sư Thiện Chiếu viên tịch nhẹ nhàng

Một quan to tên là Lý Hầu ở phủ doãn Long Đức muốn Thiền sư Thiện Chiếu đến làm Trụ trì chùa Thừa Thiên, liên tục ba lần truyền lệnh nhưng Thiền sư vẫn không động lòng. Lý Hầu liền sai Sứ giả đi đón Thiền sư và đe dọa Sứ giả: “Nếu ngươi không đưa được Thiện Chiếu về thì phải đổi bằng cái mạng của ngươi!”

Vị Sứ giả sợ hãi vội đến cầu xin Thiện Chiếu rời Phần Dương. Sứ giả khẩn khoản van nài sư Thiện Chiếu cứu mạng mình. Sư Thiện Chiếu xem tình hình hiểu không đi không được, ông nói với các đệ tử: “Làm sao ta có thể bỏ các đệ tử ra đi? Nếu đưa các đệ tử đi thì không ai đi kịp ta”.

Một đệ tử tiến lên nói: “Sư phụ, con có thể đi cùng thầy, một ngày con có thể đi được tám mươi dặm!”

Thiền sư lắc đầu than thở: “Quá chậm, không theo kịp ta được”.

Một đệ tử khác lên tiếng: “Con đi, một ngày con đi được một trăm hai mươi dặm!

Thiền sư vẫn lắc đầu: “Quá chậm! Quá chậm!

Các đệ tử ai nấy thầm suy đoán không biết bước chân của thầy nhanh như thế nào, bỗng một đệ tử bước ra rập đầu hành lễ và nói: “Sư phụ, con có thể đi được cùng thầy”.

Thiền sư hỏi: “Một ngày con đi được bao nhiêu?

Người đệ tử kia thưa: “Con sẽ luôn đi nhanh hơn thầy”.

Thiền sư Thiện Chiếu nghe thế thì trong lòng thấy vui: “Tốt lắm, chúng ta đi thôi!” Vậy là sư Thiện Chiếu viên tịch ngay tại pháp tọa, các đệ tử cung kính đứng thành hàng ở hai bên.

Người có thể ra đi dễ dàng theo sở thích như thế chẳng phải đạt đến cảnh giới tự tại viên mãn hay sao?

Thiền sư Đức Phổ viên tịch tự nhiên

ky la voi cach vien tich cua nhung vi thien su

Thiền sư Đức Phổ triều nhà Tống rời khỏi thế gian nhẹ như chiếc lá rụng.  Một hôm, Thiền sư triệu các đệ tử đến trước mặt và dặn dò: “Ta đi đây, không biết sau khi chết các con thờ ta như thế nào, ta cũng không biết có thời gian để đến ăn đồ cúng không, đến khi đó tưởng nhớ nhau chi bằng bây giờ khi ta còn sống mọi người hãy đến xá ta một lần thì hay hơn!”

Các đệ tử đều cảm thấy lạ nhưng không ai dám trái lệnh thầy, mọi người chỉ vui vẻ cùng đến xá thầy. Ngày hôm sau tuyết ngừng rơi, cũng là lúc Thiền sư Phổ Đức từ giã cõi trần.

Cách làm tế trước chết sau này tuy rất kỳ lạ nhưng cũng có phần hóm hỉnh; có câu “một giọt nước khi còn sống còn hơn trăm con suối khi đã chết”, con cái có hiếu với cha mẹ thì nên chăm nom khi cha mẹ còn sống, đến khi cha mẹ chết đi mới tổ chức ma chay linh đình thì có nghĩa gì, đạo hiếu như thế chỉ là phù phiếm.

Thiền sư Tôn Uyên tự làm văn tế mình

Triều nhà Tống có Thiền sư tên Tôn Uyên, ông cũng là người xem cái chết như một cách siêu thoát.

Năm tám mươi ba tuổi ông tự thấy đã chứng ngộ được Phật pháp, không còn vướng bận chuyện sinh tử nên muốn từ bỏ xác thịt. Ông tự làm bài văn tế mình: “Cử thế ứng vô bách tuế nhân/Bách niên chung tác chủng trung trần; Dư kim bát thập hữu tam tuế/Tự tác ai ca tống thử thân” (đời người mấy ai sống trăm năm, cho dù sống đến trăm năm thì cũng trở về cát bụi, ta nay tám mươi ba tuổi, tự làm bài thơ này tiễn mình, không muốn phiền mọi người đến ma chay cho mình). Quả là một cách ra đi thật nhẹ nhàng!

Thiền sư Tính Không thủy táng ra đi

ky la voi cach vien tich cua nhung vi thien su

Câu chuyện Thiền sư Tính Không triều nhà Tống thủy táng ra đi cũng thật ly kỳ.

Thời đó xảy ra loạn giặc Từ Minh làm dân chúng lầm than, Thiền sư Tính Không chứng kiến tình cảnh cảm thấy đau lòng, quyết định liều mình đến gặp Từ Minh với hy vọng có thể cảm hóa anh ta. Khi dùng bữa Thiền sư tự làm bài tế mình: “Kiếp số ký tao ly loạn, ngã thị khoái hoạt liệt Hán, như hà chính hảo thừa thời, thỉnh tiện nhất đao lưỡng đoạn” (số kiếp gặp thời loạn lạc, ta vui sướng được hy sinh vì nghĩa, làm sao để ra đi đúng lúc, xin được một đao lìa thành hai đoạn). Cuối cùng ông đã cảm hóa được phản loạn Từ Minh, giải nguy cho dân.

Sau này khi Thiền sư tuổi đã cao, ông tuyên bố trước mọi người muốn ngồi trong cái bồn nước cưỡi sóng mà đi, thế rồi ông ngồi vào cái bồn, tay cầm sáo trúc thổi du dương trôi ra biển theo con sóng, câu chuyện trở thành một giai thoại trong cõi Phật. Ông để lại thơ rằng: “Tọa thoát lập vong, bất nhã thủy táng: nhất tỉnh sài hỏa, nhị tỉnh vấn khoáng. Tát thủ tiện hành, bất phương khoái sướng; thùy thị tri âm? Thuyền tử hòa thượng” (ngồi thoát hay đứng chết cũng không bằng thủy táng: một khỏi tốn củi, hai khỏi đào đất. Buông tay đi ngay thật thoải mái. Ai là tri âm? Hòa thượng Thuyền Tử).

Vốn là trước đây có vị hòa thượng Thuyền Tử cũng thích cách thủy táng này, Thiền sư Tính Không đã làm một từ khúc: Thuyền Tử đương niên cận cố hương/Một tung tích xửhảo thương lượng/Chân phong biến kí tri âm giả/Thiết địch hoành xuy tác giáo phường (năm đó Thuyền Tử trở về quê xưa thì không còn thấy tung tích đâu; xin gửi tiếng sáo tiễn biệt theo gió đến tri âm). Cách rời khỏi thế gian của Thiền sư Tính Không và Thuyền Tử chẳng phải đầy chất thơ sao?

Cách ra đi lạ lùng của Cư sĩ Bàng Long Uẩn

ky la voi cach vien tich cua nhung vi thien su

Khi Cư sĩ Bàng Long Uẩn chuẩn bị nhập hỏa đã đề nghị con gái Linh Chiếu ra ngoài xem trời sớm tối thế nào, Linh Chiếu ra xem khi trở lại thưa: “Mặt Trời ở giữa, đang có nhật thực!” Khi Bàng Uẩn ra ngoài xem nhật thực thì Linh Chiếu vội ngồi lên cái ghế của cha, chắp tay ra đi. Khi Bàng Uẩn trở về phòng trông thấy tình cảnh con gái thì mỉm cười: “Con gái ta thật lanh lợi!” Ông quyết định lùi ngày ra đi lại 7 ngày, sau khi thu xếp ổn thỏa cho con gái xong mới nhập tịch.

Khi Châu mục (chức quan tương đương Thích sử – ND) Tương Châu là Vu Công Địch đến thăm bệnh, ông nói: “Đãn nguyện không chư sở hữu, thận vật thực chư sở vô” (đừng làm cái không thành có, chớ làm cái có thành không). Nói xong thì gối đầu lên gối Vu Công Địch vui vẻ ra đi. Khi người bạn là Bàng Bà hay tin Bàng Uẩn và Linh Chiếu đều đã nhập tịch thì than thở: “Đứa bé ngu ngốc và lão già vô tri này không từ mà biệt, thật là nhẫn tâm!”.

Sau đó Bàng Bà kể lại cho con trai, người con trai vừa nghe xong thì nấc một tiếng rồi chống cái cuốc chim đứng như trời trồng. Sau khi Bàng Bà hỏa thiêu cho con đã nói: “Ngồi nằm đứng ra đi không có gì lạ, không bằng ta đây buông tay về. Hai tay buông không để lại dấu vết cho ai hay”. Không ai biết câu chuyện cuối cùng như thế nào.

Cách rời thế gian muôn màu muôn vẻ của các Thiền sư

Thiền sư Đan Hà chống gậy ra đi; Pháp sư Huệ Tường triều nhà Tùy tay nâng kinh Phật quỳ xuống; Thiền sư Lương Giá triều nhà Đường ra đi theo ý muốn, muốn kéo dài thêm 7 ngày thì sống thêm 7 ngày; Thiền sư Ngộ An  vào quan tài 3 ngày lại sống lại; Thiền sư Cổ Linh Thần Tán hỏi đệ tử: “Các con biết ‘vô thanh tam muội’ là gì không?” Các đệ tử trả lời không biết, Thiền sư Thần Tán ngậm chặt miệng lại rồi ra đi…

Nhiều Thiền sư và cư sĩ có cách lìa khỏi thế gian ung dung nhẹ nhàng, có khi hóm hỉnh, đạt đến cảnh giới tự tại. Tư thế khi họ viên tịch cũng đa dạng: đứng, ngồi, nằm, quỳ, nói đi là đi… Do họ có năng lực vượt ra ngoài cõi sinh tử nên mới làm được như thế. Con người, có sinh tất có diệt, người tin Phật cũng chết, không tin cũng chết, nhưng nhận thức của họ với cái chết khác xa nhau, người lĩnh ngộ càng cao thì càng không cảm thấy lo lắng về cái chết, ngược lại còn xem cái chết là việc tự nhiên, vui vẻ ra đi.

Chúng ta có những ước mơ cho cuộc sống hiện tại thì phải chuẩn bị mọi thứ cho cuộc đời: chuẩn bị đèn khi phải đi trong bóng tối, chuẩn bị ô dù khi phải đi lúc trời mưa, chuẩn bị lương thực trước chuyến đi xa, chuẩn bị công cụ cho mùa vụ…

Trong hiện tại, chúng ta nhân khi thời gian còn sớm, khi tinh thần và cơ thể còn khỏe mạnh hãy tính chuyện sau khi chúng ta qua đời, trải thảm cho cõi đi về của chúng ta sau này.

Tinh Vệ

ĐKN

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.