Ký kết phụ lục hợp đồng Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
PLHĐ Dự án được ký kết để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng và các PLHĐ được ký trước đó; là cơ sở pháp lý quan trọng để DNDA vận hành Dự án. Đây cũng là ràng buộc trách nhiệm và hợp tác giữa 2 bên làm cơ sở để các ngân hàng thẩm định, giải ngân vốn tín dụng…
PLHĐ vừa ký kết xác định tổng mức đầu tư của Dự án là 12.668 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 2.186 tỉ đồng, nguồn vốn BOT 10.482 tỉ đồng (vốn vay từ các ngân hàng thương mại là 7.694 tỉ đồng). PLHĐ được ký kết gồm các nội dung chính như: Thay đổi thành viên liên doanh nhà đầu tư; thay đổi thông tin về quy mô giải pháp thiết kế, tổng mức đầu tư và phương án tài chính…
![]() |
Lễ ký kết phụ lục hợp đồng Dự án |
PLHĐ cũng xác định, trường hợp nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 2.186 tỉ đồng không hoặc chưa được bố trí giải ngân trong năm 2019 theo kế hoạch tiến độ của Dự án, Nhà đầu tư có quyền đề xuất gia hạn hoặc hoãn, tạm dừng Dự án. Mặt khác, trường hợp các ngân hàng thương mại không thu xếp nguồn vốn vay cho dự án (mà lỗi không thuộc về nhà đầu tư) hoặc các yêu cầu giải ngân bắt buộc với Dự án mà nhà đầu tư không thể thực hiện được, nhà đầu tư và UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất báo cáo chính phủ thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết; đồng thời, đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn khác để thực hiện Dự án.
Ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết: “Việc ký kết phụ lục hợp đồng không có nghĩa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư đến đây là hoàn thành. Đây mới là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc thẩm định nguồn vốn tín dụng cho dự án sắp tới. Sau buổi ký kết này, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho thực hiện dự án trong thời gian tới”.
Tại lễ ký kết, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng, đến thời điểm này, khung pháp lý của Dự án cơ bản đã hoàn thành, đây là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh Tiền Giang và DNDA. Với thẩm quyền được giao, tỉnh sẽ cố gắng, nỗ lực cùng nhà đầu tư hoàn thành tốt các công việc, để hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Trước đó, ngày 7/8, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức họp bàn để tháo gỡ nút thắt về vốn tín dụng cho dự án này với sự tham gia của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng tài trợ tín dụng cho dự án và Nhà đầu tư.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định: “Hiện nay, các Ngân hàng TMCP không thiếu vốn, nếu có thiếu thì NHNN sẵn sàng bù đủ vốn cho nhu cầu tín dụng của dự án. Trong quá trình cho vay vốn tín dụng, nếu ngân hàng có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo ngay và NHNN sẵn sàng có phương án hỗ trợ không chỉ khi triển khai dự án mà cả cho đến khi dự án hoàn thành”.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là một dự án trọng điểm quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ khẳng định là một cam kết chính trị đối với 20 triệu đồng bào vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đây cũng là tuyến giao thông đóng vai trò huyết mạch, đòn bẩy cho sự cất cánh về kinh tế - xã hội của cả một khu vực rộng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
Được khởi công từ năm 2009, sau bao lần thi công dang dở, lỗi hẹn, hiện nay, dự án được vực dậy với không khí thi công nhộn nhịp sau hơn một thập kỷ ì ạch. Rất nhiều những vướng mắc đã lần lượt được Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Tiền Giang và các Bộ, ngành nhanh chóng tháo gỡ để thực hiện đúng lời hứa với đồng bào ĐBSCL.
Với việc nguồn vốn ngân sách nhà nước 2.186 tỷ đồng hỗ trợ Dự án sẽ được giải ngân trong năm 2019, cộng với nguồn lực, sự quyết tâm của Nhà đầu tư và tinh thần trách nhiệm cao của UBND tỉnh Tiền Giang thì mốc thông tuyến năm 2020 là có cơ sở. Nhưng để đưa Dự án hoàn thành đúng tiến độ năm 2021 thì còn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng cho Dự án của Ngân hàng. Thế nên, câu trả lời dứt khoát và động thái cụ thể từ phía Ngân hàng TMCP tài trợ vốn cho Dự án, là điều cần sớm phải làm rõ để tránh đưa Dự án vào thế bị động, đình trệ, gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công, khi thời gian hoàn thành dự án không còn nhiều.
T. Phong
-
Người đàn ông bị ô tô đâm tử vong khi đi bộ trên cao tốc
-
Thủ tướng làm việc với 13 tỉnh, thành ĐBSCL
-
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
-
Đi bộ ngang qua cao tốc, người đàn ông bị ô tô đâm tử vong
-
Lật xe tải gây ùn tắc kéo dài trên cao tốc TP HCM - Trung Lương
-
Chạy quá tốc độ, không cho lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn
- Nhiều tuyến cao tốc được bổ sung vào quy hoạch
- Thứ trưởng Bộ GTVT nói về sự phát triển của ngành hàng không
- Bamboo Airways miễn phí bay 1 năm cho ĐT bóng đá nam, nữ Việt Nam
- 3.200 tỷ đồng xây cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ
- Long An: Ôtô chở công nhân lật ngang đường, 13 người thương vong
- Bamboo Airways khai thác chuyến bay đến Philippines phục vụ SEA Games 30
- Nâng chuẩn kiểm soát khí thải của 2,4 triệu ôtô
- Xe tải mất lái tông sập nhà dân ven Quốc lộ 14
- Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành GTVT
- 4 tuyến cao tốc sẽ được đầu tư trước năm 2030
- Hơn 4.500 tỷ đồng làm 26 km cao tốc ở miền Tây
- Hà Nội: Xử lý tình trạng xe máy đi ngược chiều

Chủ tịch Hà Nội giao Công an TP xác minh vụ chôn chất thải tại Sóc Sơn
- 6 cáo buộc tại vụ án MobiFone mua AVG
- Khởi tố 2 người tự xưng nhà báo để đi cưỡng đoạt tiền các lò than
- Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch xã bị tạm đình chỉ vì đánh bài ăn tiền
- Thanh niên 19 tuổi lừa bán ba thiếu nữ
- Bé 8 tuổi bị đánh bầm tím mặt vì nghịch đàn gà
- Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn giả mạo thương hiệu
- Điều tra nghi án người đàn ông 49 tuổi dâm ô, hiếp dâm 2 bé gái
- Dùng sân vận động mở phiên xét xử nhóm sát hại thiếu nữ giao gà