Kiểm tra định kỳ với học sinh lớp 1, 2 bằng hình thức trực tiếp
![]() |
![]() |
Ngày 13/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành công văn số 5766/BGDĐT-GDTT về việc "Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19".
Điểm đặc biệt của công văn này là hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh để phù hợp với hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid-19, khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần.
Cụ thể, đối với hoạt động đánh giá định kỳ, Bộ GD-ĐT hướng dẫn chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
![]() |
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, việc kiểm tra định kỳ với học sinh lớp 1,2 bằng hình thức trực tiếp. (Ảnh: M. Hà). |
Các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Đối với lớp 1, lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.
Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung "cốt lõi" trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.
Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Đối với các lớp 3, lớp 4, lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá.
Các nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.
![]() |
Trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến trường, phải kiểm tra bằng hình thức trực tuyến (Ảnh: M. Hà). |
Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học.
Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo các mức theo quy định, tập trung vào nội dung học tập "cốt lõi" theo công văn "Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19" mà Bộ GD-ĐT đã ban hành ngày 10/9/2021.
Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.
Các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, các giáo viên thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như zalo, facebook, email.
Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định.
Thầy cô tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học trò tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá người học. Trong đó, phụ huynh cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng và trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục.
Theo Dân trí
-
45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
-
Nhiều tỉnh thành tạm dừng học trực tiếp vì số lượng F0 tăng cao
-
Nhiều trường đại học ở Hà Nội hoãn học trực tiếp vì dịch Covid-19
-
Hà Nội chưa đề xuất phương án cho học sinh lớp 1-6 của 12 quận học trực tiếp
-
Nhiều trường đại học hoãn lịch học trực tiếp vì dịch Covid-19
-
Phú Thọ cho học sinh tiểu học, THCS học trực tuyến
- Hà Nội: Ngày 31/5 sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường
- 11 công trình, sáng kiến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
- Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Vinh danh 2 nhà khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
- Hà Nội: Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ các kỳ thi và tuyển sinh
- Học phí TPHCM có thể sẽ tăng gấp 5 lần năm học tới
- Tôn vinh 2 nữ giáo sư đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
- Hà Nội tăng hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trung tâm giáo dục thường xuyên
- Hà Nội: 103 trường THPT ngoài công lập áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ
- Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
- Lọc ảo chung: Công bằng với thí sinh, minh bạch với xã hội
-
Hà Nội: Ngày 31/5 sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường
-
11 công trình, sáng kiến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
-
Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
Vinh danh 2 nhà khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
-
45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe

Con người có thể trồng cây… trên Mặt Trăng
- Tử vi ngày 21/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tràn đầy năng lượng, Bảo Bình nóng vội
- Tử vi ngày 20/5/2022: Tuổi Tý việc không như ý, tuổi Ngọ cơ hội phát tài
- Tử vi ngày 20/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cơ hội tỏa sáng, Sư Tử cô đơn
- Tử vi ngày 19/5/2022: Tuổi Sửu may mắn sự nghiệp, tuổi Thìn làm gì cũng thuận
- Tử vi ngày 19/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải nhạy cảm, Bọ Cạp nhiệt tình
- Tử vi ngày 18/5/2022: Tuổi Dần đang đi đúng đường, tuổi Tuất rắc rối tài chính
- Tử vi ngày 18/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương gây thiện cảm, Song Ngư dễ tổn thương
- Tử vi ngày 17/5/2022: Tuổi Mão tiểu nhân cản trở, tuổi Mùi thu lợi về tay