Khủng hoảng năng lượng đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu
![]() |
Biểu đồ mô tả giá khí đốt tại châu Âu |
Cơ quan LHQ này giải thích: “Giá than và khí đốt tăng kỷ lục cũng như những đợt mất điện liên tục đang thúc đẩy ngành điện và các ngành sử dụng nhiều năng lượng chuyển sang sử dụng dầu mỏ để có thể duy trì chiếu sáng và tiếp tục hoạt động”.
"Giá năng lượng tăng cũng thúc đẩy áp lực lạm phát, cùng với việc cắt giảm điện, có thể dẫn đến sự suy giảm hoạt động công nghiệp và khiến sự phục hồi kinh tế chậm lại", IEA cho biết thêm.
Những yếu tố này sẽ giúp đưa nhu cầu dầu toàn cầu trở lại mức trước đại dịch vào năm tới, cơ quan này nói thêm.
Báo cáo của IEA chỉ rõ rằng sản lượng của nhóm Opec+ trong quý 4 dự kiến sẽ thấp hơn 700.000 thùng/ngày so với nhu cầu ước tính, ngụ ý rằng nhu cầu lớn hơn nguồn cung ít nhất là cho đến cuối năm nay.
IEA cho biết thêm, nhu cầu tăng trong quý 3 đã dẫn đến lượng dự trữ các sản phẩm xăng dầu giảm mạnh nhất trong 8 năm qua và dự trữ ở các nước OECD ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Nga xem xét sử dụng khí đốt dư thừa cho các trung tâm dữ liệu AI
-
Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?
-
Phân tích lộ trình “cai” dầu khí Nga của châu Âu sau 3 năm xung đột ở Ukraine
-
Khí đốt Canada lần đầu thâm nhập thị trường toàn cầu
-
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
-
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
-
Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Thị trường chờ tín hiệu bứt phá
-
Ấn Độ xây dựng 6 kho dự trữ dầu chiến lược mới để đảm bảo an ninh năng lượng