Khung giá bán lẻ điện bình quân tăng
Cụ thể, từ 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.
Khi có biến độ lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
![]() |
Việc quy định khung giá cũng là cơ sở để tính toán, đề xuất mức giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh
Trước đó, khung giá bán lẻ điện bình quân ở mức tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh và mức tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), vốn được áp dụng kể từ lần điều chỉnh vào hồi tháng 3/2019. Trong năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay giá thành sản xuất kinh doanh điện đã tăng cao do biến động tăng từ các yếu tố đầu vào, đã làm cho EVN bị lỗ lớn trong năm 2022 và dự kiến tiếp tục lỗ cho năm 2023.
Cụ thể, mức lỗ của EVN năm 2022 lên tới 31.300 tỉ đồng. Các chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nguyên nhiên liệu tăng mạnh trong năm 2022 đã đẩy chi phí giá thành của EVN tăng cao. EVN cho biết nếu giá điện giữ nguyên như hiện nay thì đến hết tháng 5-2023, Công ty mẹ EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản và số lỗ lũy kế năm 2022 - 2023 sẽ lên tới hơn 93.000 tỉ đồng.
Gần đây nhất, sau cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chủ trì với đại diện EVN cùng các đơn vị của Bộ Công Thương ngày 1/2, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi EVN yêu cầu tập đoàn này khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. Đồng thời xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện.
Minh Châu
-
Hội thảo ứng dụng BIM trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
-
Vì sao EVN có khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022?
-
Đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định cho các hoạt động kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
-
EVN gặp nhiều vướng mắc trong đầu tư xây dựng dự án điện trọng điểm
-
Hoàn thành thông 5.700 mét đường hầm Dự án NMTĐ Ialy mở rộng
-
Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
- EVNNPC là điểm sáng về triển khai văn hóa doanh nghiệp trong EVN
- Người truyền lửa đam mê
- EVNNPC trao đổi kinh nghiệm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp – “chìa khóa” thúc đẩy chuyển đổi số tại EVNHANOI
- Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm được 298.000 kWh
- Tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Hòa Bình và vùng phụ cận trước mùa nắng nóng
- Thanh Hóa có nguy cơ thiếu điện nếu đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống không hoàn thành trong năm 2023
- Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia phát triển điện lực đốc thúc Nghệ An sớm bàn giao mặt bằng đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống
- Những hệ quả từ chậm phê duyệt Quy hoạch điện VIII
- Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XV làm việc với EVN
- Đề xuất cơ chế giá tạm tính với dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- Chưa có chủ đầu tư nào gửi hồ sơ tham gia đàm phán hợp đồng mua bán điện
-
Hội thảo ứng dụng BIM trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
-
Vì sao EVN có khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022?
-
Đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định cho các hoạt động kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
-
EVNNPC là điểm sáng về triển khai văn hóa doanh nghiệp trong EVN
-
EVN gặp nhiều vướng mắc trong đầu tư xây dựng dự án điện trọng điểm