Khi YouTube Kids chỉ lo kiếm view và tiền

19:51 | 03/03/2019

1,312 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cả thế giới đang dậy sóng trước trào lưu Thử thách Momo (Momo challenge) trên YouTube Kids khiến trẻ em hoảng loạn và làm tổn hại bản thân mình. Nhưng không chỉ có Momo đáng sợ, khi YouTube Kids chỉ lo kiến view và tiền thì thế giới ảo càng có quá nhiều độc hại.

Kênh mạng trẻ em bỏ sót nhiều video độc hại

Tương tự như Thử thách tự sát Cá heo xanh xuất hiện ở Nga cách đây 2 năm, trào lưu Momo challenger xuất hiện ở Anh hồi tháng 8/2018 hiện đang khiến người dùng phẫn nộ. Những kẻ núp sau Thử thách Momo trên kênh YouTube Kids đã mượn hình ảnh của gà mẹ Momo, một nhân vật trong truyện tranh Ehon Nhật Bản, để chế ra các clip dạy trẻ cách tự làm hại bản thân. Rất nhiều trẻ em đã vô tình bị cuốn theo trong nỗi hoàng loạn tột cùng bởi lời đe dọa sẽ giết trẻ, giết bố mẹ, giết cả nhà nếu đứa trẻ ngừng xem những clip này.

khi youtube kids chi lo kiem view va tien
Momo challenge tiếp cận và dẫn dụ trẻ chơi trò

Không chỉ có Thử thách Momo, trên kênh YouTube Kids đã và đang còn có nhiều video khác cũng kinh dị và kích động bạo lực hoặc gợi dục gây nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt các video độc hại này thường mượn những hình tượng nhân vật hoạt hình thân thuộc dễ thương với trẻ để tạo nên các clip đầu độc lại trẻ như Peppa Pig đi khám răng, chuột Mickey bị tra tấn, hay những nàng công chúa Disney ăn mặc hở hang trong những câu chuyện yêu đương với hoàng tử.

Chưa kể trẻ còn phải đối mặt với những quảng cáo, đề xuất, những đường link nhấp nháy hẫn dẫn chứa nội dung không lành mạnh. Đáng sợ hơn, gần đây người ta đã phát hiện ra một nhóm những kẻ ấu dâm hoạt động ngầm trong các bình luận YouTube.

Đối với Thử thách Momo, sau khi bị người dùng phát hiện và báo cáo, phản hồi tới nhà cung cấp dịch vụ, các clip độc hại này đã được hãng gỡ bỏ. Đại diện Google, đơn vị chủ quản mạng xã hội video YouTube tại Việt Nam, cũng đã xác nhận với Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam rằng các clip chứa nội dung nguy hại cho trẻ em được người dùng báo cáo đều đã bị gỡ bỏ.

Tuy nhiên, cho đến khi được gỡ bỏ, thử thách Momo được cho đã gây ra cái chết của nữ sinh 12 tuổi người Argentina, nam sinh 18 tuổi ở Ấn Độ và liên quan đến cái chết của 3 bé trai khác ở Pháp, Bỉ và Philippines. Ngoài ra, trào lưu đã khiến nhiều em nhỏ rơi vào tình trạng hoảng loạn, sợ hãi.

Sự việc này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao những video độc hại chỉ được gõ bỏ khi có người báo cáo? Khi nó đã để lại những hậu quả đau thương? Và sự kiểm duyệt chủ động của nhà cung cấp dịch vụ như thế nào? Thực tế, YouTube đã phải xoá bỏ rất nhiều video tồi tệ trên nền tảng Kids, nhưng những video nay vẫn tiếp tục xuất hiện bằng nhiều cách với nhiều chiêu thức để qua mặt thuật toán của hãng như chèn các clip độc hại với thời lượng cực ngắn vào giữa các video phim hoạt hình nổi tiếng. Chiêu thức tinh vi này đã dễ dàng qua mắt nhà cung cấp dịch vụ.

Nhiều người dùng đang đánh giá YouTube mắc lỗi lớn trong cách thức kiểm duyệt khi lệ thuộc vào một hệ thống gắn cờ để tìm và loại bỏ các nội dung không phù hợp. Có nghĩa các video độc hại cứ việc xuất hiện và nó chỉ bị hãng xem xét khi có người đã xem và báo cáo rằng nó độc hại. Trong khi lẽ ra, để bảo đảm an toàn cao nhất, kiểm duyệt nội dung tốt nhất, các video đăng lên cần được xem xét và đánh giá bởi con người trước khi chúng xuất hiện nhưng YouTube đã không làm như vậy.

Cha mẹ cần chủ động bảo vệ con trên mạng xã hội

Từ scandal Thử thách Momo, báo The Guardian của Anh đã chỉ trích rằng YouTube chưa hề trở thành một nền tảng cho trẻ và cũng không có khả năng để thực hiện vai trò đó. YouTube không giúp trẻ giải trí hay giáo dục trẻ mà đang kiếm tiền và views.

Đó cũng là điều mà nhiều phụ huynh Việt Nam thấy rõ hoặc đã ngờ ngợ. “Đôi khi tôi không thể hiểu được sao có nhiều thứ nhảm nhí vẫn có thể xuất bản và dễ dàng tiếp cận với công chúng, đặc biệt là với những đứa trẻ non nớt”, chị Thanh Huyền - phụ huynh của một bé lớp 2 chia sẻ.

Trước tình trạng có quá nhiều hiểm họa cho những đứa trẻ non nớt trên mạng Internet trong khi nhà cung cấp thì chạy theo đồng tiền, để giữ an toàn cho con mình, cách tốt nhất là bố mẹ phải chủ động bảo vệ con, không để trẻ tự do trên các mạng xã hội.

Loại bỏ YouTube là một gợi ý cho các bậc cha mẹ. Đây cũng là cách mà nhiều phụ huynh trên thế giới đang thực hiện. Thay vì mạng xã hội này, họ đã chuyển sang cho con xem các nội dung trên các kênh khác và ti vi truyền thống.

“Tôi thấy những video clip có chất lượng lại trở thành của hiếm trên YouTube Kids, trong khi các clip nhảm nhí rẻ tiền thì nhan nhản. Hầu hết chúng gây cười một cách ngớ ngẩn và giới thiệu cho trẻ những thứ trò chơi chẳng mấy ý nghĩa, nên tôi không cho con xem”, chị Thanh Huyền cho biết.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh lại chọn cách xem cùng con hoặc quản lý và kiểm soát bằng cách sử dụng các chức năng kiểm soát, tắt tìm kiếm, luôn để ý con xem gì, đặt danh sách các chương trình con yêu thích…

Theo các chuyên gia, cấm đoán không phải là cách hay mà tốt nhất là tìm cách để kiểm soát giúp trẻ. Điều quan trọng nhất, cha mẹ cần dành thời gian cho con cái, giao tiếp với con, nắm được con cái xem gì và sẽ liên tục điều chỉnh bằng cách giải thích, chia sẻ để trẻ hiểu và đồng thuận.

Thanh Sơn

khi youtube kids chi lo kiem view va tienLàm thế nào để "cai nghiện" Facebook?
khi youtube kids chi lo kiem view va tienNhiều trẻ em bị quấy rối trên mạng xã hội Tik Tok
khi youtube kids chi lo kiem view va tienFacebook thừa nhận cho phép bên thứ 3 truy cập vào tin nhắn người dùng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.