Khánh thành trạm sạc điện nhanh cho ô tô đầu tiên ở Việt Nam
Trạm sạc điện nhanh cho ô tô được sản xuất tại Nhật Bản với nguồn cung cấp 1P, 220V, 50Hz; công suất cực đại đầu ra là 30kW; dải điện áp ra 50 - 500V; thời gian sạc đầy tối đa trong 30 phút. Mái nhà của trạm sạc điện được phủ pin năng lượng mặt trời công suất 4,125kW do Mitsubishi Electric tài trợ. Tấm pin có thể tự động quay theo hướng mặt trời. Công trình được thi công từ tháng 9/2017, đặt tại trụ sở EVNCPC. Đây là trạm sạc điện nhanh cho ô tô đầu tiên ở Việt Nam.
Trong dịp này, Mitsubishi Việt Nam cũng bàn giao cho EVNCPC 2 ô tô chạy bằng điện. Hai ô tô này thuộc mẫu 175MY i-MiEV; có tốc độ tối đa 130km/h; khoảng cách di chuyển tối đa khi sạc đầy là 160km; công suất tiêu thụ cực đại 49kW; pin Lithium-Ion 330V.
![]() |
Hai ô tô điện EVNCPC đưa vào sử dụng đưa đón khách. |
EVNCPC cũng sẽ sử dụng 2 ô tô điện này để phục vụ đưa đón khách tại TP Đà Nẵng nhằm tuyên truyền, quảng bá việc ứng dụng lưới điện thông minh, sử dụng các dạng năng lượng sạch để bảo vệ môi trường…
Trong dịp này, EVNCPC cũng đưa vào sử dụng Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái nối lưới tòa nhà EVNCPC do Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung trực thuộc EVNCPC làm tư vấn, thiết kế, thi công với tổng công suất 50kWp, lắp đặt trên diện tích 298m2, sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời của Mitsubishi Electric - Nhật Bản có hiệu suất 16,7% và bộ chuyển đổi Inverter SMA của Đức có hiệu suất 98,4%.
Công trình được khởi công vào cuối tháng 8/2017 và vừa được nghiệm thu đưa vào sử dụng với sản lượng năng lượng mặt trời sinh ra trung bình 108kWh/ngày, đáp ứng được trên 10% sản lượng tiêu thụ cho tòa nhà.
![]() |
Ông Trần Đình Nhân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc EVNCPC sử dụng trạm sạc điện nhanh để sạc điện cho ô tô. |
Ông Trần Đình Nhân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc EVNCPC cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, EVNCPC đã nỗ lực đầu tư, nghiên cứu thực hiện để phát triển lưới điện thông minh theo lộ trình đã hoạch định. Trong đó, hợp phần “Nghiên cứu tích hợp các nguồn năng lượng mới và tái tạo” là một hợp phần rất quan trọng nhằm mục đích giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện; tăng cường khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thanh Hiếu
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 29% trong tháng 3
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà
-
Gắn biển Công trình đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương - Trạm 500kV Phố Nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVNNPT lần thứ IV
-
EVN hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện trong quý I
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà