Khám phá “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”
Tham gia hoạt động có hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng (Thái Nguyên); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế)… Đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thêm 15 người dân tộc Lô Lô, 10 người dân tộc Mông, 20 người gồm Nùng, Tày, Dao sẽ tham gia vào chương trình.
![]() |
Hoạt động điểm nhấn là sự kiện “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và chương trình chủ đề “Ngày hội non sông thống nhất” sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Hấp dẫn nhất là tái hiện chợ phiên vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”. Tại đây tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc miền Tây Bắc, Đông Bắc với không khí đậm nét chợ vùng cao ấn tượng. Du khách được đi chợ vùng cao, thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian.
Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, vui chơi gắn với dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, sản vật của đồng bào Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (Cao Bằng)... Ngoài không gian chợ còn có phần giới thiệu 80 bức ảnh về sắc màu văn hóa vùng cao được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ.
Ngoài ra còn có không gian trưng bày ảnh, giới thiệu ảnh sắc màu văn hóa vùng cao với khoảng 80 bức ảnh được trưng bày giới thiệu dọc tuyến đường vào chợ; biểu diễn dân ca dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc tham gia tại chợ vùng cao với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc dân tộc vùng, miền, tạo không khí vui tươi phấn khởi, thể hiện văn hóa độc đáo trong đa dạng.
Đồng bào Mông của tỉnh Cao Bằng sẽ giới thiệu đến công chúng nghệ thuật khèn độc đáo. Khèn là biểu trưng văn hóa của đồng bào Mông và là phương tiện kết nối cộng đồng. Kỹ thuật, động tác múa khèn đa dạng và có nhiều bài, hình thức thể hiện, có thể chơi một mình hoặc đồng diễn. Người chơi khèn vừa thổi vừa múa khèn là động tác khó nhất. Múa khèn của đồng bào Mông có nhiều bài ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như gọi bạn, tỏ tình...
![]() |
Đồng bào dân tộc Khmer đến từ tỉnh Sóc Trăng tổ chức đón Tết Chôl Chnăm Thmây. |
Vào dịp cuối tuần, tại Làng văn hóa cũng sẽ diễn ra nhiều chương trình dân ca dân vũ như "Rực rỡ sắc màu tự hào con cháu Rồng Tiên", giao lưu "Hoa của núi" và "Tình ca Tây Nguyên". Đồng bào Mường tỉnh Hòa Bình tái hiện tục làm vía, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà - nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo cần được gìn giữ, phát huy. Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng mang tới Tết Chôl Chnăm Chmây, gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện, báo ân với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
N.H
-
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
-
Nhiều hoạt động đặc sắc “Chào năm mới 2025" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
-
Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”
-
“Ngày hội hoa ban” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
-
Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” cho gia đình chính sách
-
Khánh thành Công viên tượng đài và Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu: Dấu ấn tri ân và tự hào dân tộc
-
Họa sĩ Nguyễn Hòa và trường phái trừu tượng biểu hiện
-
Tổ chức Hội thảo khoa học “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”
-
Tết cạn, Xuân về
-
Lễ cúng rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hóa trong tâm thức người Việt