Kẻ “đục nước béo cò” từ cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả rập Saudi
![]() |
![]() |
![]() |
Ả rập Saudi và Nga vẫn tiếp tục cuộc đua cạnh tranh thị trường mà rõ ràng nhất là thị trường Trung Quốc. Riyadh đã bán được kỷ lục 2,16 triệu thùng/ngày cho Bắc Kinh vào tháng 5, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước và 71% so với tháng trước, đánh bại Moscow để trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới, nhưng cuộc đua chưa thể kết thúc.
Nga thường dựa vào các đường ống và các hợp đồng dài hạn cố định là một lợi thế trong cuộc đua này. Nhưng Ả rập Saudi tấn công bằng con bài chiết khấu cao cho khách hàng châu Á và các đặc quyền thanh toán như trả chậm. Trong khi đó, Trung Quốc dự trữ hàng tồn kho với dầu thô giá rẻ, kiểm soát khả năng lưu trữ và nhu cầu dầu trong nước đã mang lại lợi thế vượt trội so với những người bán nhiệt tình này.
Tháng 5, Ả rập Saudi bán cho Trung Quốc 2,16 triệu thùng/ngày, vượt Nga với con số xuất khẩu 1,6 triệu thùng/ngày qua đường ống ESPO (Đông Siberia - Thái Bình Dương). Thời điểm này người ta tưởng Ả rập Saudi giảm xuất khẩu do cắt giảm sản lượng theo quyết định của OPEC+.
Hai nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới bị đẩy vào "vòng tròn lửa", bên cạnh những đối thủ nặng ký khác.
Khi OPEC+ và Ả rập Saudi chuyển sang không kiềm chế sản xuất, điều đó cho thấy cả Nga và Ả rập Saudi đều tăng cường cạnh tranh. Nhưng họ đều hiểu rằng họ phải kiềm chế để có thể tăng giá dầu và lấp lỗ hổng ngân sách.
Đồng thời, trong khi những lo ngại gia tăng do làn sóng Covid-19 thứ hai và chưa thấy dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế toàn cầu thì cả Nga và Ả rập Saudi đều nhận thức được rằng, với quy mô sản xuất bên lề, nhu cầu tăng trở lại do nới lỏng phong tỏa sẽ khiến giá dầu cao hơn. Đảm bảo giá dầu dưới 50 đô la/thùng là chìa khóa để giữ cho đối thủ lớn khác của họ là ngành công nghiệp đá phiến Mỹ chịu thua lỗ và đóng giếng.
Hiện tại, thỏa thuận OPEC+ rất nghiêm khắc. Nga và Ả rập Saudi đã thể hiện mức độ hợp tác ấn tượng vào đầu tháng 6 khi cùng gia hạn cắt giảm sản lượng OPEC+ 9,7 triệu thùng/ngày, hoặc khoảng 10% nguồn cung ra thị trường thế giới, cho một tháng nữa. Mặc dù cơ chế này không đảm bảo tất cả các thành viên khác cùng thực hiện nghiêm túc, nhưng cũng bù đắp được cho sản lượng sản xuất thừa trước đó.
Chắc các ông lớn dầu lửa này đã rút ra một bài học từ cuộc chiến giá cả không giới hạn vào tháng 3 vừa qua. Không chỉ đối với thị trường Trung Quốc mà cả ở các thị trường khác, cần có chính sách mạnh hơn nhiều so với trước đây liên quan đến việc tuân thủ trong OPEC+.
Trung Quốc đã rất vui mừng khi có được những giao dịch tốt nhất từ mỗi bên xuất khẩu dầu. Đến tháng 7, Riyadh đã từ chối gia hạn giá dầu trước đó, đồng thời cắt giảm theo OPEC+, tự nguyện giảm thêm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 6. Nga và Ả rập Saudi sẽ còn nhiều chiêu khác trong xuất khẩu dầu thô trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có tin rằng các nhà nhập khẩu dầu lớn của Trung Quốc, chủ yếu là các tập đoàn nhà nước, có ý định đấu thầu dầu chung trên thị trường giao ngay để có được giá tốt hơn. Điều đó cũng sẽ có tác động tương đối đến khối lượng dầu xuất khẩu của Nga và Ả Rập Saudi.
Ngọc Linh
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Nga đẩy nhanh tốc độ khoan dầu chưa từng có trong vòng 5 năm qua
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga