Hút thuốc lá: Cái chết được báo trước!

07:00 | 12/09/2016

4,605 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mỗi năm có 6 triệu người trên toàn cầu tử vong vì thuốc lá là số liệu thống kê được Bộ Y tế công bố tại Hội thảo Phổ biến kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.   

hut thuoc la cai chet duoc bao truoc

Sao cứ phải là ‘trăm dâu đổ đầu’ ông Võ Kim Cự?

Ngay khi Quốc hội nhóm họp kỳ mới, vấn đề nóng nhất có lẽ là trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong vụ Formosa. Trách nhiệm của ông này trong vụ Formosa thì khó né tránh, nhưng ngạc nhiên nhất chính là cách thức truyền thông "truy vấn" nhân vật này.

Trong đó Việt Nam chiếm khoảng 40.000 người và dự báo tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Mặc dù tỷ lệ người hút thuốc lá năm 2015 ở tuổi trưởng thành giảm so với năm 2010, nhưng vẫn báo động nghiêm trọng tình trạng nghiện thuốc lá dẫn đến bạo bệnh.

2 nam giới thì 1 người hút thuốc

Trên thế giới hiện có 1,3 tỉ người hút thuốc lá. Trong đó, các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm tới 82% số người hút thuốc lá trên thế giới và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Việt Nam là nước đang phát triển nhưng lại là một trong 15 quốc gia có số người hút thuốc cao nhất toàn cầu.

Năm 2015, tỷ lệ người trên 15 tuổi hút thuốc là 15,6 triệu người, chiếm 22,5% dân số, nam giới chiếm hơn 45%, nữ giới chiếm 1,1%, tức cứ khoảng 2 nam giới trưởng thành, có 1 người hút thuốc.

Trong số những người đang hút thuốc lá có gần 90% hút thuốc hằng ngày, 81% hút thuốc lá điếu, gần 30% hút thuốc lào, 0,4% hút shisa, ngoài ra là hút thuốc lá điện tử.

Trong đó có tới 37,6% hút từ 20 điếu thuốc trở lên. Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá hằng ngày ở nam giới là 18,8 tuổi.

hut thuoc la cai chet duoc bao truoc
Hình ảnh nữ sinh hút thuốc gây xôn xao cộng đồng mạng

Chưa kể đến những người hút thuốc lá thụ động (không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc) chiếm một tỷ lệ không nhỏ khi 45% số người không hút thuốc phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc là 37%, tại nhà là gần 55%...

So với năm 2010, tỷ lệ trên đây đã giảm, điển hình số người hút thuốc ở tuổi trưởng thành giảm hơn 1%.

Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá; những người hút thuốc lá 2 gói/ngày thì dễ bị ung thư phổi gấp 25 lần. Trong số 100 người hút thuốc lá thì có đến 80-90 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Khả năng bị tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng gấp 30 lần ở những người hút thuốc lá nặng (hơn 25 điếu/ngày) so với những người không hút thuốc.

Hút xì-gà, hút ống điếu và ngay cả những người đã ngưng hút thuốc lá cũng vẫn có thể mắc bệnh và khả năng bị tử vong do bệnh cao hơn so với những người không hút thuốc.

Nhưng theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phải tiếp tục giảm nữa do tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá tăng rất cao, đặc biệt là ung thư.

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy hút thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Theo thống kê của ngành y tế Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân của 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã tính nếu với khoảng 6 triệu người chết mỗi năm vì thuốc lá, tức là thuốc lá đã giết chết 10.000 người/ngày, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn một ngày.

Hay nói cách khác, cứ mỗi 8 giây có một người chết do thuốc lá hoặc cứ 2 người hút thuốc thì 1 người chết vì những bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% người chết ở tuổi trung niên và những người hút thuốc giảm đi 20 năm tuổi thọ...

WHO ước tính, đến năm 2030, số người tử vong hằng năm do các bệnh liên quan tới thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết người cộng lại.

Formosa nên chuyển sang… sản xuất tăm!

Có đến 69 chất gây ung thư

Sở dĩ gây ra những hậu quả trên là do thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó 69 chất là tác nhân gây ung thư, đồng thời là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nan y và còn gây nghiện, gây độc tế bào và đột biến gen…

Các nhà y học đã tính, một người hút 1 gói thuốc lá/ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70.000 lần/năm. Bởi vậy niêm mạc miệng, mũi họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường kỳ với khói thuốc.

Mà khói thuốc với các hoạt chất như đã nói được hấp thụ vào máu là chính hoặc hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào cơ thể. Chỉ có phần nhỏ là tác động trực tiếp đến niêm mạc. Do đó rất tác hại cho cơ thể, nhất là khi người ta đã phân khói thuốc thành luồng khói chính và phụ.

Luồng khói chính xuất phát từ đầu ngậm của điếu thuốc mỗi khi người hút rít một hơi rồi thở ra không gian. Luồng khói phụ thoát ra từ đầu điếu thuốc đang âm ỉ cháy giữa các lần rít thuốc hoặc từ các mẩu thuốc đang cháy dở bị vứt đi.

So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine nhiều hơn hai lần, chứa chất gây ung thư nhiều hơn ba lần, chứa khí CO nhiều hơn 5 lần và khí amonia nhiều hơn 50 lần. Luồng khói phụ lại chủ yếu lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút nên gây bệnh cho người xung quanh hay còn gọi là người hút thuốc lá thụ động.

Giới y khoa đã cảnh báo, trong một điếu thuốc lá chứa khoảng 1-3mg nicotine, đây chính là chất gây nghiện. Sau khi hít khói thuốc, nicotine đi thẳng lên não tạo cảm giác hưng phấn thần kinh, giúp tỉnh táo nhưng lại khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, vị giác tê liệt…

Khói thuốc cũng chứa carbon monoxide, loại khí không mùi, không màu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của ôxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng nhỏ nhưng liên tục trong thời gian dài, khí này gây ra bệnh tim mạch cho người hút thuốc lá.

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm: dùng một cái máy hút thuốc cho hút hết 400 điếu thuốc lá, khói của nó qua một hệ thống nước lọc, sau đó người ta đem cô đặc cốc nước đó lên thì được một miếng như cao có màu đen bằng khoảng 2 đốt ngón tay. Đem phân tích thì được mấy chục chất gây ung thư.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông để bảo đảm sự bền vững và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, ưu tiên khu vực nông thôn; Luân phiên thay đổi các cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc nhằm tác động mạnh mẽ hơn đối với người sử dụng; đồng thời xây dựng một chương trình cai nghiện thuốc lá hiệu quả và đẩy mạnh trên toàn quốc.

Tuy nhiên, theo PGS Khuê biện pháp mạnh mẽ hơn cả để giảm tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đến mức đủ tác động tới họ trong việc hạn chế hút thuốc.

Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá đã phát hiện ra chất coumarin có trong các sản phẩm thuốc lá nhập lậu. Đây là chất độc có trong thuốc diệt chuột, được chứng minh gây vô sinh ở nam giới.

Chất này từ lâu bị cấm trên toàn thế giới, có khả năng gây chảy máu không ngừng, gây độc gan, là thành phần có trong thuốc diệt chuột. Không chỉ chứa coumarin mà thuốc lá lậu còn có cadimi với hàm lượng cao gấp hai lần so với sản phẩm thông thường.

Hàm lượng cadimi cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giãn mạch, hạn chế máu bơm đến dương vật làm suy giảm quá trình cương dương dẫn đến yếu sinh lý.

Formosa nên chuyển sang… sản xuất tăm!
Thật bất ngờ: Biển đã sạch! Môi trường không còn ô nhiễm!
Formosa đừng phát ngôn thách thức!
Formosa Hà Tĩnh muốn biến thành 'khu tự trị'?

Nguyễn Bách

Năng lượng Mới 556

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.