Hôm nay (10/6): Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
Cụ thể, sáng nay Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 dự kiến sẽ được các đại biểu bấm nút biểu quyết.
![]() |
Kỳ họp này các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật (sửa đổi) |
Trước đó, ngày 3/6/2019, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đồng tình với việc chọn Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Việc lựa chọn này được giải thích do căn cứ vào thực trạng tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực học đường đang diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, trong khi đó, văn bản quy phạm pháp luật còn có những khoảng trống, thiếu các quy định, triển khai các chính sách về bảo vệ trẻ em.
Một số ý kiến đại biểu góp ý mở rộng thêm nội dung giám sát liên quan đến bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu đã góp ý, bổ sung làm rõ về phương thức tổ chức thực hiện chương trình giám sát nhằm bảo đảm hoạt động giám sát đạt chất lượng và hiệu quả...
Sau thảo luận, Quốc hội tiến hành việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử về Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Kết quả như sau: Số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia 426 (bằng 82,02% tổng số ĐBQH), trong đó, có 383 ĐBQH đồng ý (bằng 79,13%); Có 36 ĐBQH không đồng ý (bằng 7,44%); Có 7 ĐBQH không tham gia ý kiến (bằng 1,45%). Như vậy, Chuyên đề 1 có tỷ lệ ĐBQH đồng ý cao hơn Chuyên đề 2, do đó, Quốc hội đã tiếp thu, lựa chọn Chuyên đề 1 làm nội dung giám sát năm 2020.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, trên cơ sở ý kiến thảo luận của các ĐBQH và kết quả chọn chuyên đề giám sát xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các ĐBQH, trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát năm 2020 của Quốc hội.
Sau khi Nghị quyết được thông qua, các đại biểu tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình ý kiến của ĐBQH.
Chiều nay, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình ý kiến của ĐBQH.
Minh Thùy
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi)
-
Đảm bảo tính khả thi của các quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới