Hoại tử xương vì đắp lá khi bị gẫy tay
Theo BSCH II Lê Tuấn Anh, Phó trưởng khoa chỉnh hình nhi, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, khi được đưa đến bệnh viện, cẳng tay bệnh nhi có rò mủ, toàn bộ vùng cẳng tay trái sưng nề. chụp X-quang đoạn cẳng tay tổn thương cho thấy xương trụ viêm, có 1 đoạn xương ở vị trí 1/3 giữa trên đã hoại tử, vùng khuỷu tay hạn chế gấp duỗi, các ngón tay co gấp, không duỗi được.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 1 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhi có chơi đùa với bạn và bị gẫy tay. Đáng lẽ trường hợp như vậy người nhà phải đưa con đi bệnh viện thì nghe theo lời mách của hàng xóm, lại mang đến nhà ông Lang trong vùng để đắp thuốc lá. Sau khi đắp một tháng, vùng cẳng tay cháu M xuất hiện sưng nề, căng bóng, tấy đỏ, rò dịch. Thấy vậy nên gia đình phải đưa cháu đi Bệnh viện Nhi. Tại đây, sau khi thăm khám, bệnh nhi được chuyển lên ngay khoa Chỉnh hình nhi vì tổn thương quá nặng và phải phẫu thuật ngay trong đêm.
![]() |
Đoạn cẳng tay bị hoại tử của bệnh nhi |
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành lấy bỏ ổ mủ, lấy bỏ đoạn xương trụ hoại tử dài 6cm ở 1/3 giữa trên cẳng tay, bơm rửa ổ viêm xương đồng thời đặt dẫn lưu và bất động cẳng tay bằng nẹp bột. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chỉ định dùng kháng sinh liều cao theo kháng sinh đồ. Hiện tại chsu vẫn đang được điều trị tại khoa Chỉnh hình nhi.
BS.Tuấn Anh cảnh báo, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề bệnh nhi có thể gặp phải khi đắp các loại lá cây để xử lý vết thương. Tuy nhiên, tại khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, vẫn tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi đến nhập viện đã biến chứng nặng do gia đình chữa bệnh bằng cách đắp lá thuốc vào vết thương theo hướng dẫn của một số thầy lang.
Đây là việc làm khá nguy hiểm, có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí… tử vong.
“Các vết thương thường sưng và nóng, gây cảm giác khó chịu. Việc đắp lá cây, cao dán… lên vùng bị thương có thể khiến bệnh nhân tạm thời dịu cơn đau nhưng thực chất các tác nhân này đều có tính nóng, khi đắp lên vết thương sẽ gây xơ hóa tổ chức sâu bên trong, một thời gian sẽ dẫn tới hoại tử gân, cơ, nặng hơn là hoại tử xương. Đây là điều rất nguy hiểm mà không phải gia đình nào cũng ý thức được”, bác sĩ Tuấn Anh giải thích.
Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tự ý bó vết thương bằng thuốc lá, bằng các loại cây cho trẻ dễ dẫn đến “tiền mất tật mang”.
PV
-
Muôn kiểu nghỉ trưa tại bệnh viện ngày nắng nóng
-
Trời quá nóng dễ gây tổn thương não của trẻ
-
Bị biến dạng cột sống vì đắp thuốc chữa đau lưng
-
Tình tiết mới vụ bảo vệ bệnh viện Nhi cản xe cấp cứu
-
“Trung Thu hồng” tại Bệnh viện Nhi Trung ương
-
Vụ cháy sát Bệnh viện Nhi Trung ương: Nguồn phát đám cháy từ khu trọ giá rẻ
- Lời khuyên của các bác sĩ Nga: Muốn bỏ thuốc lá, phải làm được điều này
- Công ty CP Dược phẩm CPC1 Hà Nội chung tay chống dịch Covid-19
- Phẫu thuật cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa tại khu cách ly
- Y, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ cách ly tại khách sạn Mường Thanh
- Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ Bộ Y tế khám bệnh từ xa
- Bằng chứng nCoV không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ