Hãy làm như ông Lê Như Tiến!
Ông Tiến nói: “Theo quyết định thì tháng 10 tôi nghỉ hưu, nghĩa là tôi có tiêu chuẩn sử dụng xe công đến thời điểm đó, nhưng tôi muốn bàn giao sớm từ đầu tháng 8 này để tạo điều kiện cho Văn phòng Quốc hội bố trí phòng làm việc, xe công cho đại biểu Quốc hội khóa mới sử dụng”.
![]() |
Ông Lê Như Tiến. |
Tôi hỏi ông, hiện thời điểm này ông đang bàn giao công việc cho đại biểu Quốc hội khóa mới, hơn nữa còn 2 tháng nữa ông mới chính thức nghỉ hưu, sao ông không giữ phòng làm việc và xe ô tô để có phương tiện đi lại và làm việc một cách chính đáng? Ông Tiến trả lời luôn: “Tôi nói rằng, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của Quốc hội khóa 13 giao cho. Bây giờ đại biểu Quốc hội khóa 14 bắt đầu triển khai công việc rồi. Những người thay thế mình cần có phòng làm việc, cần có xe công đưa đón, nếu mình cứ giữ phòng, giữ xe và lái xe thì gây khó khăn cho văn phòng Quốc hội, trong khi cơ sở vật chất của Nhà nước có hạn. Tôi giữ xe thêm hai tháng nữa cũng không có gì sai, nhưng nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội khóa 13 đã kết thúc, không nên kéo dài thêm chút thời gian hoàng hôn nhiệm kỳ để hưởng đặc lợi làm gì nữa. Cũng có một số cán bộ ở cơ quan băn khoăn hỏi tôi là tôi sẽ đi lại bằng cách nào? Tôi nói rằng, tôi sẽ đi lại bằng phương tiện của nhân dân, taxi, xe ôm thiếu gì. Người dân đi được thì mình bây giờ là dân rồi, cũng đi được”.
Bà Phạm Thúy Chinh, Cục trưởng Quản trị (Văn phòng Quốc hội) cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết thêm, đến nay có một số đại biểu Quốc hội khóa 13 trong tiêu chuẩn được sử dụng xe công đã chủ động bàn giao sớm nhiều tháng so với thời điểm nghỉ hưu như: ông Đinh Trịnh Hải (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách); ông Danh Út, ông Mã Điền Cư (Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc); ông Đặng Đình Luyến (Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật)… Số lượng đại biểu Quốc hội khóa 13 trong tiêu chuẩn sử dụng xe công và sắp nghỉ hưu tương tự ông Lê Như Tiến khoảng 20 người.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Tiến nêu thực trạng: “Trong thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, những người có khoảng thời gian “chờ sổ hưu” như ông ở Quốc hội và các bộ, ban, ngành trung ương có đến hàng trăm. Nhưng không phải người nào cũng bàn giao phòng làm việc và xe công ngay như các vị nói trên trên. Nhìn rộng ra, ở các địa phương hiện nay cũng có những vị lãnh đạo như thế. Có người nghỉ hưu đến mấy năm rồi vẫn giữ xe, thậm chí giữ cả văn phòng làm việc để dùng cho mục đích cá nhân. Tính bình quân, mỗi chiếc xe trị giá 1 tỷ đồng, mỗi năm tiêu tốn một khối lượng xăng đi lại không hề nhỏ. Vậy thì hàng năm, có hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước bị lợi dụng lãng phí cho cá nhân. Là người đại diện cho nhân dân, lãnh đạo nhân dân mà không gương mẫu thì làm sao được dân tin, dân phục!”.
Ông Lê Như Tiến vốn trưởng thành từ một người lính trong QĐND Việt Nam, từng là phóng viên báo QĐND. Những năm công tác tại Quốc hội, ông vẫn giữ vững nhiệt huyết của người chiến sĩ, có nhiều ý kiến thẳng thắn, đóng góp quan trọng đối với các vấn đề mà cử tri quan tâm tại nghị trường
Các vị đại biểu Quốc hội và các vị lãnh đạo khác từ Trung ương đến địa phương khi nghỉ hưu hãy hành động như ông Tiến, ông Cư, ông Út, ông Hải và ông Luyến! Lời nói phải đi đôi với việc làm, có như thế mới hợp lòng dân!
Đức Toàn
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước