Hà Nội: Thương hiệu uy tín cũng vi phạm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 thành phố do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân. Tại đây, đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại Nhà hàng Bia Thu Hằng (số 291 Giáp Nhất, phường Nhân Chính) và cửa hàng trái cây Klever Fruits (số 109 Nguyễn Trãi).
![]() |
Cán bộ đoàn kiểm tra lấy mẫu thực phẩm tại quán bia hơi Thu Hằng. |
Qua kiểm tra tại Nhà hàng Bia Thu Hằng, khu vực bếp chế biến thức ăn không kín, có côn trùng hoạt động.
Hệ thống cống rãnh trong khu vực bếp hở và ứ đọng nước. Nhà hàng không thực hiện lưu mẫu thức ăn và chưa xuất trình được hồ sơ nguồn gốc nguyện liệu thực phẩm… Đoàn kiểm tra đã lập biên bản giao Ban chỉ đạo ATTP quận Thanh Xuân tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 thành phố Hà Nội cũng đã làm việc với Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên và đi kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn này.
Cụ thể, đoàn kiểm tra đã đến kiểm tra thực tế tại cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm (số 5 Nguyễn Sơn). Thời điểm kiểm tra, cơ sở đã xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP còn hiệu lực. Mặt bằng cơ sở khang trang. Tuy nhiên, cơ sở chưa xuất trình được giấy chứng nhận sức khỏe và xác nhận kiến thức ATTP của 4 nhân viên đang làm việc tại cửa hàng.
![]() |
Thịt bò hết hạn sử dụng được cửa hàng Bác Tôm trộn lẫn bán cho khách. |
Qua kiểm tra tủ lạnh bày bán thịt của cửa hàng, đoàn phát hiện 6kg thịt bò, 34 kg thịt lợn hết hạn để lẫn với các sản phẩm còn hạn sử dụng. 4 hộp khoai lang mật (4kg) hết hạn sử dụng. Kiểm tra giá kệ bày bán thực phẩm, phát hiện 21 chai mật ong, 30,1kg hoa quả, 22,9kg rau không có nhãn mác.
Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở bảo quản toàn bộ số hàng hóa hết hạn đúng điều kiện bảo quản trước khi tiến hành tiêu hủy; giao Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên giám sát việc tiêu hủy sản phẩm của cơ sở, tiếp tục làm việc, xử lý vi phạm đối với cơ sở và báo cáo kết quả trước ngày 10/5.
Có thể thấy rằng, việc các thương hiệu lớn kinh doanh thực phẩm, nhà hàng buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm về ATTP là việc đáng báo động. Với người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ và mua thực phẩm cần cẩn thận hơn, quan sát và đọc rõ hạn sử dụng cũng như thương hiệu mà mình bỏ tiền ra mua cũng như cho người thân của mình ăn để tránh ngộ độc thực phẩm, rơi vào cảnh "tiền mất - tật mang" mà không biết kêu ai.
Tùng Phong (TH)
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Tổng cục QLTT kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa từ Tết Trung thu đến hết năm 2024
-
Tăng cường điều tra, xử lý nghiêm các vụ buôn bán thực phẩm lậu
-
Rủi ro tiềm ẩn từ đồ ăn vặt bán trước cổng trường
-
Bài 2: Liệu có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm?
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số
-
[VIDEO] Tăng cường hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng