Hà Nội đề nghị được nâng tầng, xây dựng tầng hầm trong trường học

21:50 | 18/08/2023

50 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đề nghị các cấp, các ngành xem xét, cho phép Hà Nội nâng tầng, xây dựng tầng hầm trong trường học là một trong những kiến nghị của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khi trình bày tham luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024, diễn ra chiều 18/8, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Đề nghị các cấp, các ngành xem xét, cho phép Hà Nội nâng tầng, xây dựng tầng hầm trong trường học là một trong những kiến nghị của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khi trình bày tham luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024, diễn ra chiều 18/8, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Hà Nội đề nghị được nâng tầng, xây dựng tầng hầm trong trường học
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trình bày tham luận tại điểm cầu Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà, Hà Nội là địa phương có quy mô học sinh lớn nhất cả nước. Năm học 2022-2023, toàn Thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với hơn 2,2 triệu học sinh.

UBND thành phố Hà Nội đã trình HĐND Thành phố ban hành nghị quyết chuyên đề về đầu tư công đối với lĩnh vực giáo dục, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí hơn 30.000 tỷ đồng triển khai thực hiện 653 dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa các trường học…

Để công tác phát triển giáo dục - đào tạo tại Hà Nội được thuận lợi, Phó Chủ tịch UBND thành Hà Nội Vũ Thu Hà kiến nghị với Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy định về số lượng cấp phó của các cơ sở giáo dục tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu và trình Thủ tướng sớm triển khai về việc số hóa sách giáo khoa; quan tâm, có chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để thực hiện chủ trương tại Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cụ thể là: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cũng chia sẻ, hiện nay, thành phố Hà Nội có tình trạng tăng dân số cơ học rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 50 - 60.000 học sinh, tương ứng với việc cần phải xây mới từ 30 - 40 trường học. Tuy nhiên, một số địa phương, đặc biệt là các quận nội thành hạn chế về quỹ đất. Do đó, thành phố Hà Nội đề nghị các cấp xem xét, cho phép Hà Nội nâng tầng đối với các khối xây dựng; xây dựng tầng hầm trong trường học…

Trước đó, ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận định, Hà Nội luôn quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, đạt nhiều kết quả nổi bật và có đóng góp ngày càng hiệu quả trong kết quả của giáo dục cả nước. Năm học mới, ngành Giáo dục Thủ đô cần nỗ lực hơn nữa, ưu tiên thực hiện mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành; triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình; tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới trường học; đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm triển khai văn hoá học đường.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành Giáo dục Hà Nội phải giải quyết dứt điểm, không được để hiện tượng phụ huynh học sinh phải xếp hàng nộp hồ sơ trong kỳ tuyển sinh năm học tới.

Giáo dục Hà Nội cần hướng đến chuẩn cao hơn chuẩn cả nướcGiáo dục Hà Nội cần hướng đến chuẩn cao hơn chuẩn cả nước

Quang Phú