Hà Nội chỉ hạn chế chứ không cấm hẳn xe máy
![]() |
![]() |
![]() |
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cho rằng, Nghị quyết HĐND TP Hà Nội đến năm 2030 sẽ cấm xe máy trong nội thành là không khả thi. Nguyên nhân là bởi hạ tầng giao thông hiện nay của thủ đô chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong khi nhiều hạng mục đang xuống cấp, thiếu đồng bộ. Hơn nữa, đa số người dân có mức thu nhập trung bình nên chỉ đi xe máy, chứ chưa có điều kiện mua xe ô tô.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội chỉ hạn chế chứ không cấm hẳn xe máy (ảnh: Võ Hải). |
“Nếu cấm xe máy, người dân nghèo không có ô tô thì sao? Như vậy khác gì chỉ bảo vệ cho người giàu đi ô tô?” - ông Trần Ngọc Toán (cử tri phường Tràng Tiền) đưa ra câu hỏi với lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Một số ý kiến cũng cho rằng, cần hạn chế tối đa việc xây dựng chung cư cao tầng trong các quận nội thành để giảm dân số, giảm phương tiện cá nhân, nhằm giảm áp lực đối với hạ tầng giao thông.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đề án của thành phố đến năm 2030 chỉ hạn chế phương tiện cá nhân chứ không cấm hẳn trong nội thành.
Để tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố sẽ đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông công cộng, như hệ thống đường sắt đô thị, phát triển hệ thống xe buýt... Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có thêm 1.500 xe buýt, với nhiều loại hình. Đến năm 2030, hệ thống phương tiện công cộng phải đảm bảo phục vụ 50-70% nhu cầu của hành khách thì mới hạn chế dần xe máy.
T.Minh
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch