Giáo dục & Phẩm chất công dân toàn cầu

10:52 | 01/12/2018

1,781 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiều năm qua, có một câu hỏi không dễ trả lời: Công dân Việt Nam thế kỷ XXI phải làm gì, phải trở thành người thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng, câu trả lời phải xuất phát từ nền tảng giáo dục. Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc nói chuyện với GS.TS Nguyễn Vân Nam, người đã có thời gian dài học tập và giảng dạy tại Đức và Việt Nam, về những vấn đề xung quanh câu hỏi khó đó.

Cần có triết lý giáo dục đúng đắn

PV: Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về cải tổ, đổi mới. Trong đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục của nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, gây hiệu ứng ngược. Với góc nhìn của một nhà giáo, ông có nhận xét gì về những mô hình cải cách, đổi mới giáo dục vừa qua?

giao duc pham chat cong dan toan cau

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Hiện nay giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về cải tổ, đổi mới. Trong đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục của nhiều quốc gia khác nhau đã gây khá nhiều tốn kém nhưng chúng ta vẫn loay hoay với hàng loạt câu hỏi. Nó thể hiện sự bất lực của các bậc cha mẹ khi họ sa vào “mê cung” của những phương pháp, trào lưu dạy con. Những tư tưởng giáo dục của các nước tiên tiến được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau từ cóp nhặt, cắt ngang, thậm chí gán ghép… đã tạo nên bức tranh hỗn độn, bất an về giáo dục Việt Nam.

Các nước phát triển trên thế giới đều theo triết lý: Giáo dục nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người có cơ hội như nhau để có thể trở thành những con người tự do có phẩm giá như mình mong muốn. Từ triết lý này dẫn ra các nguyên tắc lớn trong giáo dục như: Cơ hội tiếp cận và hưởng giáo dục như nhau cho mọi người; không phân biệt đối xử; trung lập và tự do...

Những bức xúc và lo lắng về giáo dục tự nó đã nói lên điều quan trọng nhất: Giáo dục không giữ được vai trò phải có của mình. Hầu như mọi người đều thấy giáo dục của chúng ta đi không đúng hướng, không góp phần hình thành được những con người mà xã hội cần cho sự phát triển, không góp phần bảo vệ và phát triển được hệ giá trị căn bản cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc.

Tất cả những hệ lụy ấy là do chúng ta chưa có một triết lý giáo dục đúng đắn.

PV: Vấn đề triết lý giáo dục thời gian qua rất được xã hội quan tâm. Vậy theo ông, triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Ở Việt Nam đang có khá nhiều quan niệm về triết lý giáo dục, tôi từng nghe một vị cựu bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng, triết lý giáo dục Việt Nam có đến 7.000 chữ. Thật không thể tin được. Tất cả những điều đó nói lên rằng: Nhiều người Việt Nam hay nói đến triết lý giáo dục mà không biết nó là gì?

Trước tiên, để có thể xây dựng một nền giáo dục đúng đắn, người ta phải đề ra được những cơ sở, nguyên tắc chung tổng quát nhất để định hướng, kiểm soát và đánh giá quá trình, kết quả giáo dục. Triết lý giáo dục chính là tập hợp các cơ sở, nguyên tắc chung đó trong một cấu trúc ngôn ngữ xúc tích nhất.

Các nước phát triển trên thế giới đều theo triết lý: Giáo dục nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người có cơ hội như nhau để có thể trở thành những con người tự do có phẩm giá như mình mong muốn. Từ triết lý này dẫn ra các nguyên tắc lớn trong giáo dục như: Cơ hội tiếp cận và hưởng giáo dục như nhau cho mọi người; không phân biệt đối xử; trung lập và tự do. Cách thức, mô hình tổ chức làm giáo dục theo triết lý này là khác nhau đối với mỗi nước, vì phụ thuộc vào xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa của mỗi nước.

Áp dụng mệnh đề đầu tiên của triết lý giáo dục là phải tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, nước Đức đã dựa trên các quy định hiến định để cho tất cả mọi người đều được bảo đảm quyền đi học miễn phí từ khi chào đời đến khi tốt nghiệp đại học. Cha mẹ không phải trả một đồng học phí nào. Ngoài ra, Nhà nước còn phải bảo đảm cho mỗi một đứa trẻ, từ lúc sinh ra cho đến khi học xong và có được việc làm, được hưởng từ 194-225 euro/tháng (thật ra đó là tiền thuế của người dân).

Chúng ta thường dùng điều kiện còn khó khăn để giải thích cho những điều chưa làm được, đặc biệt là cho việc phải đóng học phí. Nhưng ở các nước phát triển, khi đất nước còn nghèo, họ đã đầu tư cho giáo dục, miễn học phí để mọi người dân đều được học hành, về sau mới gặt hái thành quả là đất nước trở nên giàu có.

giao duc pham chat cong dan toan cau

Học sinh và giáo viên Việt Nam trong một buổi dạy

PV: Liệu chúng ta có thể xây dựng triết lý giáo dục trên nền tảng văn hóa truyền thống “Tiên học lễ, hậu học văn” không, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Dường như có sự nhầm lẫm, bởi tôi cho rằng, “Tiên học lễ, hậu học văn” là cách thức giáo dục hay triết lý sư phạm chứ không phải triết lý giáo dục. Hơn nữa, không phải cái gì cũng có tính kế thừa, mà quá trình tìm cái để kế thừa từ quá khứ đôi khi mất rất nhiều thời gian hơn là áp dụng cái mới. Tại sao sẵn có triết lý giáo dục rất hay của thế giới mà chúng ta lại không dùng? Vấn đề là chúng ta phải dùng thế nào, đưa ra các nguyên tắc, hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước, truyền thống đạo lý của dân tộc mà thôi.

PV: Vậy ông có gợi ý nào về cách tiếp nhận triết lý giáo dục phù hợp với nước ta?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Một trong những sai lầm chết người của chúng ta là nghĩ rằng, tiếp thu văn minh thế giới là việc dễ dàng. Thực tế không phải vậy. Đó phải là một quá trình nghiên cứu áp dụng hết sức nghiêm túc, cẩn trọng với những nguyên tắc cơ bản như trong nghiên cứu khoa học, chứ không phải chỉ đơn giản là những thí nghiệm áp dụng mô hình, phương pháp quốc tế đó vào thực tế Việt Nam, như ta đã và đang làm. Hậu quả tiêu cực của cách áp dụng này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều nhờ vào những “sáng tạo” tùy hứng của những người có trách nhiệm. Vậy nên, nếu Việt Nam có một triết lý giáo dục đúng đắn thì sẽ có một số thay đổi cơ bản, chẳng hạn như:

Thứ nhất, miễn học phí các cấp học, vì đó là điều kiện cơ bản để mọi người đều có quyền bình đẳng được hưởng cơ hội như nhau qua giáo dục để trở thành người mà mình mong muốn trở thành.

Thứ hai, hệ thống các trường cũng thay đổi, để nếu học sinh không đỗ vào trường này vẫn có cơ hội chuyển qua học ở một trường khác hoặc hệ khác mà cuối cùng vẫn có thể vào được một cơ sở giáo dục mà mình mong muốn.

giao duc pham chat cong dan toan cau

Rèn luyện kỹ năng thực hành

Những chính sách đãi ngộ nhân tài không đem lại kết quả trong thực tế. Bởi dù có đãi ngộ đến mấy, điều kiện ở nước ta vẫn không bằng các nước khác. Hơn nữa, với giới trí thức, tất cả đâu chỉ đơn thuần là tiền bạc hay vật chất, họ cần nhiều hơn những thứ đó.

Thứ ba, việc thi cử như hiện nay cũng thay đổi. Chúng ta không thể đánh giá năng lực học sinh theo kiểu chọn lọc, mà phải đánh giá theo định hướng năng lực. Điều đó thể hiện ở kỳ thi đại học không còn là cánh cửa duy nhất, để nếu không đỗ đại học thì học sinh cũng không phải tuyệt vọng đến mức tự tử.

Thứ tư, vấn đề tự chủ đại học cũng phải thay đổi sao cho vừa bảo đảm được quyền tự chủ quản lý, tự do giảng dạy của nhà trường, vừa không hạn chế quyền bình đẳng có cơ hội được hưởng giáo dục tốt (tự do, trung lập, đạo đức) của sinh viên.

PV: Vậy theo ông, ai có trách nhiệm đề ra triết lý giáo dục cho Việt Nam?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Đưa ra triết lý giáo dục không phải là nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Chính phủ. Bởi triết lý giáo dục ảnh hưởng có tính chất quyết định đến vận mệnh dân tộc, nên nhất thiết cần được công nhận bởi toàn dân. Điều này có thể thông qua nghị quyết của cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội. Nếu không thì phải lấy ý kiến toàn dân thông qua một “Hội nghị Diên Hồng” về giáo dục chẳng hạn. Nghĩa là một triết lý giáo dục cần phải có sự đồng thuận của toàn dân.

Mẫu hình công dân toàn cầu

PV: Câu hỏi “công dân Việt Nam thế kỷ XXI là ai?” đã được đề cập từ lâu rồi. Theo quan điểm cá nhân, câu trả lời của ông thế nào?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Khi tôi mới qua Đức học, tôi cứ trăn trở với câu hỏi: Vì sao nước Đức là một trong những nước nghèo nhất thế giới sau thảm bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả nước Nhật cũng vậy, nhưng họ quật khởi rất nhanh và xây dựng quốc gia thịnh vượng? Quá trình học ở Đức giúp tôi hiểu được nhiều điều.

Tôi qua Đức học nhưng không phải tốn một đồng nào học phí nào. Nhà nước tập trung đào tạo cho tôi học hết trường này đến trường khác, tôi làm hết thạc sĩ đến tiến sĩ rồi trở thành giáo sư. Sau đó tôi lại chọn trở về Việt Nam sinh sống và làm việc. Thế nhưng không ai thắc mắc về điều đó.

Thêm nữa, tôi thấy rằng, họ khác biệt với mình ở chỗ họ có nội lực và cách giáo dục là biết khơi dậy nội lực trong mỗi công dân.

Tại sao tôi lại nói điều đó? Vì khi trở về Việt Nam, nhìn các bạn sinh viên, tôi không nhìn thấy sự tươi sáng, thanh thản như sinh viên ở Đức. Sinh viên Đức rất vui vẻ, tôi cảm thấy ở họ sự tràn đầy năng lượng, chứ không nhiều lo âu như sinh viên Việt Nam. Cũng có thể họ không phải chịu gánh nặng tài chính, còn sinh viên Việt Nam, tôi tin rằng hầu hết gia đình phải rất cố gắng để lo toan học phí cho con cái ăn học. Vì thế, tôi nghĩ, điều mà chúng ta không làm được là không gạt đi được những khó khăn trở ngại để khơi gợi nội lực của mỗi con người thông qua giáo dục.

Lấy từ chính bản thân tôi, ở Việt Nam, tôi bị đánh giá là một học sinh trung bình yếu, nhưng khi qua Đức kết quả học tập của tôi khiến bạn bè và giáo sư Đức ngạc nhiên. Tôi nghĩ không chỉ tôi mà nhiều người Việt Nam khi ra nước ngoài cũng đều như vậy.

Vì sao tư chất của người Việt lại chỉ được thắp sáng khi ở nước ngoài? Trong khi đó, cả thế giới đều công nhận tư chất của người Việt Nam rất tuyệt vời. Tôi nhớ người châu Âu gọi người Việt là “dân Do Thái châu Á”, có nghĩa là chúng ta rất thông minh. Nhưng điều gì đang cản trở chúng ta có được những thành tựu đáng tự hào từ tư chất đó, ngay trên quê hương mình?

Thế nên tôi mới khẳng định, nếu không thay đổi, người Việt ta rất khó có thể trở thành những công dân tự do, bình đẳng với công dân các nước khác trong thế kỷ XXI. Cách giáo dục của chúng ta rất không ổn, mang tính đang áp đặt. Giáo dục hiện nay vẫn là nhằm đào tạo ra những con người theo một chuẩn mực của ai đó, chứ không phải là góp phần để mỗi người trở thành một con người tự do có phẩm giá như ý muốn của chính mình.

PV: Nhưng chúng ta cũng đã có những chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài từ nước ngoài về nước làm việc?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Những chính sách đãi ngộ đó không đem lại kết quả trong thực tế. Bởi dù có đãi ngộ đến mấy thì điều kiện ở nước ta vẫn không bằng các nước khác. Hơn nữa, với giới trí thức, tất cả đâu chỉ đơn thuần là tiền bạc hay vật chất, họ cần nhiều hơn những thứ đó.

Đó là gì? Người ta cần sự tôn trọng quyền tự do sáng tạo, tự do chính kiến. Và, điều quan trọng nhất là chính kiến của họ được đón nhận, được tạo điều kiện để biến thành hiện thực. Họ cần môi trường để nuôi dưỡng và phát triển đời sống tinh thần.

PV: Vậy phẩm chất của một công dân toàn cầu là gì, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Vân Nam: Một cách ngắn gọn, công dân toàn cầu trong tương lai vẫn sẽ là những con người tự do, có phẩm giá và biết tôn trọng tự do, phẩm giá của những người khác.

Việt Nam chưa hề có một nền giáo dục góp phần hình thành những con người như vậy. Vì vậy phải nhanh chóng đưa triết lý giáo dục đúng đắn vào thực tiễn.

Cung cấp kỹ năng sống, khả năng sử dụng công cụ và tri thức vào đời sống cho thế hệ trẻ chính là nhiệm vụ được Hiến pháp quy định chứ không phải sự ban ơn của Nhà nước thông qua giáo dục. Chỉ khi có quan niệm đúng đắn như vậy mới có thể nói đến việc thay đổi phương pháp giáo dục, cải cách giáo dục.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương: Giáo dục cung cấp cho học sinh kiến thức nền tảng

giao duc pham chat cong dan toan cau

Nguồn lực của chúng ta có hạn, không thể so sánh với các nước phát triển. Nhưng tôi cũng thấy rằng, việc đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam còn nhiều điều đáng bàn.

Thực tế, các em ở vùng sâu, vùng xa vẫn đang trông đợi cơ hội đi học từ các tổ chức từ thiện, trong khi tạo sự bình đẳng giáo dục cho trẻ em nghèo lẽ ra là nhiệm vụ của Nhà nước. Chúng ta có các khẩu hiệu: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”... Nhưng khi tôi về thăm Đất mũi Cà Mau vào mùa nước nổi, điều khiến tôi thực sự ám ảnh là các em nhỏ đi học mà chân vẫn ngâm trong nước, trong khi ngành giáo dục đang nói chuyện “trên trời”.

Hiện tại, giáo dục của chúng ta không tính đến yếu tố bên trong của con người. Nhiệm vụ căn bản của giáo dục là cần khơi gợi được sự tự học, đam mê của mỗi người để thật sự có sự thôi thúc từ bên trong. Nhưng giáo dục của nước ta lại theo kiểu áp đặt, nhồi nhét. Nhiều người cho rằng, nhà trường không dạy về lịch sử thì học sinh sẽ không biết gì về quá khứ. Tôi nghĩ, nhận định đó không đúng. Ví dụ, con trai tôi, dù bé học cấp II ở Singapore, cấp III ở Anh… nhưng bé vẫn rành về lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc và cả lịch sử thế giới hơn tôi. Đó là nhờ quá trình tự học của con.

Vậy nên, cách giáo dục theo kiểu ôm đồm, nhồi nhét của chúng ta không hiệu quả. Quan điểm của tôi là, tự học mới quan trọng. Giáo dục là cung cấp cho học sinh kiến thức nền tảng, nó như hạt gạo, có em nấu cơm, có em muốn nấu thành cháo hoặc làm ra nhiều món khác. Nhưng tôi e rằng, với cách giáo dục của chúng ta hôm nay, nhiều em có thể sẽ phải ăn gạo sống!

Huyền Anh

giao duc pham chat cong dan toan cauVất vả như… mẹ Nhật nuôi con
giao duc pham chat cong dan toan cau"Phải xác định rõ sứ mệnh của giáo dục"

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.