Giải pháp nào đưa lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước?
![]() |
Ông Tạ Văn Thảo |
Ngày 17-10 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tổ chức Hội chợ việc làm dành cho lao động làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS sau khi về nước (EPS là chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc).
Theo số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, hội chợ đã thu hút được 51 doanh nghiệp tham gia với 626 vị trí tuyển dụng. Trong đó, có 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc với tổng số 398 chỉ tiêu tuyển dụng. Đáng chú ý, các chỉ tiêu này ưu tiên lao động từ Hàn Quốc trở về theo chương trình EPS.
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, ông Tạ Văn Thảo - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, Hội chợ việc làm dành cho lao động theo chương trình EPS sau khi về nước, có sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất (22 doanh nghiệp), doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (28 doanh nghiệp) và nhà hàng - khách sạn (1 doanh nghiệp).
Tùy theo vị trí ứng tuyển, các lao động sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau, nhưng hầu hết cũng ở mức trung bình khá. Mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng (chiếm tỷ lệ cao nhất với 246/626 chỉ tiêu tuyển dụng), đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như kế toán, lễ tân, kinh doanh. Thu nhập 7-15 triệu đồng/tháng (189/626 chỉ tiêu tuyển dụng)… còn lại là một số chỉ tiêu do doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) tự thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn.
Ông Song Kil Yong - Trưởng văn phòng HRD tại Việt Nam cho hay, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam rất cần lao động có kinh nghiệm và biết tiếng Hàn. Hội chợ việc làm cũng được coi là một trong những giải pháp để động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
![]() |
Đây là hành động thiết thực bởi cách đây không lâu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cảnh báo về tình trạng lao động người Việt Nam cư trú bất hợp tại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng. Tính đến hết tháng 12-2016, trong số gần 40.000 NLĐ đang làm việc tại Hàn Quốc, thì có khoảng 16.000 người cư trú bất hợp pháp.
Phía Hàn Quốc đã lên tiếng “cảnh báo” Việt Nam về tỷ lệ lao động bất hợp pháp tại nước này. Nếu tình trạng này không được khắc phục, có thể sang năm 2018 Việt Nam sẽ đối mặt với khả năng Hàn Quốc dừng ký thỏa thuận hợp tác, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.
Khi trở về nước, khó khăn lớn nhất của NLĐ đã làm việc tại Hàn Quốc trong một thời gian dài nên quen phong tục tập quán nước bạn, cũng như môi trường, thời gian, điều kiện làm việc. Vậy nên, nhằm hỗ trợ NLĐ người sau khi hết thời hạn làm việc tại Hàn Quốc có thể yên tâm quay về nước, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan tích cực tổ chức thông tin tuyên truyền về việc làm cho lao động EPS về nước.
Có thể nói, hội chợ việc làm chuyên đề dành cho lao động EPS về nước là sự nỗ lực của các cấp, các ngành dành cho lao động có được vị trí việc làm tốt tại các doanh nghiệp có 100% vốn Hàn Quốc. Việc này chắc chắn sẽ có tác động tích cực để số lượng lao động EPS hết hạn bất hợp ở Hàn Quốc yên tâm trở về nước tìm kiếm được việc làm phù hợp, ổn định và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hàn Quốc là một trong những thị trường lý tưởng cho lao động Việt Nam vì mức chi phí đi thấp, cộng với chế độ đãi ngộ tốt, công việc ổn định mà mức thu nhập khá cao. |
Xuân Hinh - Mỹ Hạnh
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới