Giá khí đốt “có thể bùng nổ trở lại vì bất cứ lý do gì"!

08:19 | 20/04/2023

444 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu đang tạm lắng, nhưng khả năng nhanh chóng phục hồi vẫn còn đó. Theo đội ngũ nghiên cứu hàng quý của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, giá khí đốt vẫn cao hơn nhiều so với mức bình quân của 5 năm qua.
Giá khí đốt “có thể bùng nổ trở lại vì bất cứ lý do gì

Bài nghiên cứu hàng quý của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, phát hành ngày 17/4, viết như sau: Trong năm nay, giá khí đốt trên thị trường toàn cầu đang trải qua một đợt tạm lắng khác, nhưng giá “có thể bùng nổ trở lại vì bất cứ lý do gì”.

“Chỉ cần nhu cầu của châu Âu hoặc châu Á phục hồi một chút ít nhằm tranh thủ thời cơ giá rẻ, hay mùa đông trở nên khắc nghiệt, hay lại gián đoạn nguồn cung như trường hợp của kho cảng hóa lỏng Freeport năm 2022 (ở Texas, Mỹ). Bất kỳ yếu tố nhỏ nào cũng dễ dàng phá vỡ tình trạng “cân bằng hiện tại”.

Báo cáo nói thêm: “Lúc này là còn quá sớm để ta nghĩ rằng đây là những tín hiệu tốt cho cả năm 2023”. Cũng theo các tác giả, giá khí đốt tự nhiên trên thị trường, vốn gián tiếp ảnh hưởng đến giá của người tiêu dùng đầu cuối, vẫn “cao hơn nhiều so với mức bình quân của 5 năm qua”. Thực vậy, giá khí đốt tự nhiên được tham khảo qua chỉ số của hai sàn giao dịch: Sàn TTF của Hà Lan; và sàn khí đốt tự nhiên hóa lỏng JKM của châu Á.

Giá khí đốt đã giảm đáng kể vào tháng 1/2023. Sau đó, vào tháng 4/2023, giá tiếp tục giảm thêm “33%” trên sàn TTF và “gần 25%” trên sàn JKM, so với giá của tháng 1.

Giá khí đốt “có thể bùng nổ trở lại vì bất cứ lý do gì

Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford đưa ra một số lời giải thích như sau:

Trước hết, trữ lượng tồn kho khí đốt của châu Âu sau mùa đông đạt “mức cao kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2023”. Do đó, việc Ủy ban Châu Âu đặt mục tiêu lấp đầy 90% dung tích của các kho trữ trước ngày 1 tháng 11 là một quyết định hợp lý.

Tiếp theo, mức tiêu thụ khí đốt ở châu Âu duy trì mức thấp so với năm trước (-13% trong quý I/2023 so với quý I/2022). Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thế giới đang “tăng nhẹ” so với năm 2022, còn nhu cầu nhập khẩu LNG hàng quý thì giảm ở những nơi bên ngoài châu Âu. Tuy nhiên, các tác giả viết tiếp: “Một trong những câu hỏi lớn hiện nay, là liệu Trung Quốc dỡ bỏ những hạn chế phòng dịch Covid-19 sẽ có tác động như thế nào đến thị trường năng lượng”.

Theo Viện Oxford, trong số những yếu tố có thể tác động giá thêm một lần nữa, có nguy cơ xuất khẩu từ Nga tiếp tục giảm. Theo đó, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine có thể sẽ dừng lại, hoặc châu Âu thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn để trừng phạt hoạt động nhập khẩu LNG của Nga. Nghiên cứu cũng chỉ ra một thực tế: Hiện nay, 10 công ty châu Âu đang có hợp đồng dài hạn với gã khổng lồ Gazprom của Nga, với giao dịch thanh toán bằng đồng rúp: OMV (Áo); PPD (Croatia); SPP (Slovakia); MVM (Hungary); DEPA, Mytilineos và PPC (Hy Lạp), Makpetrol (Bắc Macedonia), Srbijagaz (Serbia) và Energoinvest (Bosnia).

California mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng caoCalifornia mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao
Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
EU gia hạn trần giá khí đốt tự nhiên cho Tây Ban Nha và Bồ Đào NhaEU gia hạn trần giá khí đốt tự nhiên cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Ngọc Duyên

AFP