Gần 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Bộ LĐTB&XH cho biết, số người tham gia BHTN luôn tăng qua các năm. Năm 2009 mới chỉ có 5.993.300 người tham gia, đến năm 2018 đã có 12.680.173 người, bằng 87,7% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (14,45 triệu người).
Tổng số tiền thu BHTN theo đó cũng không ngừng tăng. Năm 2018, tổng số tiền thu BHTN là 15.531 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2017 (13.517 tỷ đồng).
![]() |
Gần 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm cũng tăng mạnh. Năm 2018, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 1.390.429 lượt người, tăng hơn 10 lần so với số người được tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2010.
Bên cạnh đó, đến nay đã có trên 180.000 người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, nhiều người thất nghiệp sau khi tham gia các khóa học nghề đã có việc làm và ổn định cuộc sống. Một số địa phương có số người được hỗ trợ học nghề cao như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương...
“Thời gian qua, chính sách BHTN đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động, thực sự là điểm tựa của cả người lao động và người sử dụng lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp khái quát.
Theo ông, việc thực hiện BHTN thực sự đã đảm bảo nguyên tắc chia sẻ, đóng - hưởng và an toàn Quỹ, thể hiện sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau của những người lao động, giữa người có nguy cơ mất việc làm thấp với người có nguy cơ mất việc làm cao, thể hiện tính nhân văn và thúc đẩy gắn kết xã hội.
![]() |
Tư vấn giới thiệu việc làm |
Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện BHTN cũng còn không ít những tồn tại như vẫn nặng về giải quyết hậu quả mà nhẹ về các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu việc sa thải hoặc duy trì việc làm cho người lao động; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì việc làm đã có nhưng thiết kế quá khắt khe; trong BHTN cũng chưa thiết kế đầy đủ các chính sách và vì thế kết dư của Quỹ còn khá cao…
Vì vậy, tới đây cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để chính sách BHTN đạt hiệu quả.
Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn đến năm 2021 là phấn đấu đạt khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giai đoạn đến năm 2025: phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; giai đoạn đến năm 2031: phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN.
Mức đóng BHTN hiện nay là 3% mức tiền lương, tiền công, trong đó người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia BHTN; Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN. Tiền lương được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN.
Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN.
Nguyễn Anh
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Người lao động sẽ có thêm 2 chế độ bảo hiểm khi thất nghiệp?
-
Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động
-
Các quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2
-
Hà Nội: 76.000 lao động mất việc nhận bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% mức lương đóng
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025