Đường ống dẫn khí Trung Á - Trung Quốc giờ ra sao?
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng về loại năng lượng này trong thời kỳ lạnh trong năm, kéo dài 151 ngày, nguồn cung cấp khí đốt sẽ đạt 160 triệu m3/ngày - gần mức 100% thông lượng tối đa của đường ống dẫn khí này.
Song song, CNPC chủ động tương tác với các đối tác nước ngoài để tăng nguồn cung xuyên biên giới qua phía tây bắc và tây nam.
![]() |
Một đoạn đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan - Uzbekistan - Kazakhstan - Trung Quốc |
Đường ống dẫn khí từ Trung Á đến Trung Quốc bắt đầu hoạt động ở chế độ công suất lớn từ tháng 4/2010, đi qua lãnh thổ Turkmenistan (188 km), Uzbekistan (530 km), Kazakhstan (1,3 nghìn km) và Trung Quốc (8 nghìn km).
Khối lượng giao hàng khoảng 30 tỷ m3/năm, tương ứng với một nửa sản lượng khí trong nước ở Trung Quốc trong năm 2007.
Hiện tại, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất khí thiên nhiên từ Turkmenistan, được vận chuyển thông qua đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan - Uzbekistan - Kazakhstan - Trung Quốc, được đưa vào hoạt động từ tháng 12/2009.
Theo số liệu thống kê hải quan của Trung Quốc, năm 2017 Turkmenistan xuất khẩu 33,58 tỷ m3 khí đốt sang Trung Quốc, tăng 13,3% so với năm 2016
Trong nửa đầu năm 2018, Turkmenistan tăng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc lên 18%.
Turkmengas xuất khẩu khí tự nhiên thông qua 3 nhánh của đường ống dẫn khí Turkmenistan - Uzbekistan - Kazakhstan - Trung Quốc. Nhánh thứ 4 của đường ống dẫn khí sang Trung Quốc đang được dự kiến xây dựng.
Đến năm 2020, tiêu thụ khí đốt ở Trung Quốc sẽ tăng lên 340 tỷ m3, riêng sản lượng khí đốt nội địa sẽ là 220 tỷ m3, và 120 tỷ m3 còn lại sẽ được cung cấp bởi khí nhập khẩu. Và đến năm 2030, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu khí đốt gấp hơn 2 lần, lên tới 270 tỷ m3.
Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn và Nga tìm cách chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường này. Gazprom đang tích cực xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia-1". Mỗi năm, "Sức mạnh Siberia-1" sẽ cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt của Nga cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 20/12/2019.
Tỷ trọng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tổng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc ngày càng tăng, và Nga cũng có mặt hàng này để cung cấp.
Ngày 19/7/2018, NOVATEK đã phân phối lô LNG đầu tiên từ dự án Yamal LNG đến Trung Quốc dọc theo Tuyến đường biển Bắc (NSR).
Bá Thủy
RT
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Giới lọc dầu Trung Quốc thận trọng trước căng thẳng Iran – Israel
-
Trung Quốc tăng xuất khẩu than do cung vượt cầu
-
Trung Quốc tiến gần đến vai trò cường quốc xuất khẩu năng lượng
-
IEA: Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể đạt đỉnh sớm hơn dự báo
-
Ngành điện chỉ còn 35 công ty điện lực cấp tỉnh, thành phố
-
EVNNPT: Giải pháp phát triển nhanh, bền vững và đột phá trong kỷ nguyên số
-
Đại hội Thi đua Yêu nước EVN lần thứ V: Nơi bản lĩnh người thợ điện tỏa sáng
-
EVN cảnh báo tình trạng lợi dụng thông tin sáp nhập để lừa đảo
-
Từ 1/7, địa phương được quyết định giá dịch vụ vận chuyển khí cho sản xuất điện